Năm 2011, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến đầu tư 34.400 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản, trong đó tập trung phát triển các lĩnh vực chủ đạo là than, khoáng sản và điện.
Theo đánh giá của TKV, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn trong khi việc tăng sản lượng ngày càng khó khăn do than lộ thiên giảm, chủ yếu sẽ khai thác bằng phương pháp hầm lò (xuống sâu, cần suất đầu tư lớn).
Tỷ lệ than hầm lò trên tổng số than nguyên khai trong năm 2010 chiếm 43% và dự kiến tăng lên tới 65% vào năm 2015. Do đó, ngoài việc đầu tư mở mỏ mới, các đơn vị trong tập đoàn cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới trong các mỏ hầm lò và coi đây là giải pháp quyết định tăng sản lượng khai thác than.
Các công ty kho vận đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch các kho, bến cảng nhận và giao than; cơ giới hóa các khâu bốc rót, pha trộn theo hướng băng tải hóa, không sàng tuyển nhỏ lẻ, thủ công tại các kho bến xuất than để nâng cao chất lượng và hệ số thu hồi than.
Các công ty than, khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty địa chất triển khai sớm khoan thăm dò phục vụ các dự án khai thác xuống sâu, nếu cần thiết có thể thuê thêm các đơn vị bên ngoài cùng làm để phục vụ tăng tốc sản lượng than trong giai đoạn 2011-2015.
Trong bối cảnh giá khoáng sản đang có nhiều thuận lợi, các đơn vị cần tăng sản lượng tại các nhà máy luyện đồng, đồng thời tập trung nâng cao sản lượng kẽm, thiếc và một số khoáng sản khác.
Tập đoàn cũng đẩu tư vận hành ổn định nhằm phát huy tối đa công suất 5 nhà máy nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả 1 và Cẩm Phả 2.
Bên cạnh việc phát huy nội lực, Tập đoàn TKV đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản trong việc đào tạo, thăm dò, bảo vệ môi trường, vay vốn phục vụ phát triển bền vững; chuẩn bị các bước tiếp theo trong việc hợp tác với Liên bang Nga xây dựng nhà máy đồng tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục thực hiện các dự án khoáng sản ở Lào và Campuchia./.
Theo đánh giá của TKV, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn trong khi việc tăng sản lượng ngày càng khó khăn do than lộ thiên giảm, chủ yếu sẽ khai thác bằng phương pháp hầm lò (xuống sâu, cần suất đầu tư lớn).
Tỷ lệ than hầm lò trên tổng số than nguyên khai trong năm 2010 chiếm 43% và dự kiến tăng lên tới 65% vào năm 2015. Do đó, ngoài việc đầu tư mở mỏ mới, các đơn vị trong tập đoàn cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới trong các mỏ hầm lò và coi đây là giải pháp quyết định tăng sản lượng khai thác than.
Các công ty kho vận đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch các kho, bến cảng nhận và giao than; cơ giới hóa các khâu bốc rót, pha trộn theo hướng băng tải hóa, không sàng tuyển nhỏ lẻ, thủ công tại các kho bến xuất than để nâng cao chất lượng và hệ số thu hồi than.
Các công ty than, khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty địa chất triển khai sớm khoan thăm dò phục vụ các dự án khai thác xuống sâu, nếu cần thiết có thể thuê thêm các đơn vị bên ngoài cùng làm để phục vụ tăng tốc sản lượng than trong giai đoạn 2011-2015.
Trong bối cảnh giá khoáng sản đang có nhiều thuận lợi, các đơn vị cần tăng sản lượng tại các nhà máy luyện đồng, đồng thời tập trung nâng cao sản lượng kẽm, thiếc và một số khoáng sản khác.
Tập đoàn cũng đẩu tư vận hành ổn định nhằm phát huy tối đa công suất 5 nhà máy nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả 1 và Cẩm Phả 2.
Bên cạnh việc phát huy nội lực, Tập đoàn TKV đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản trong việc đào tạo, thăm dò, bảo vệ môi trường, vay vốn phục vụ phát triển bền vững; chuẩn bị các bước tiếp theo trong việc hợp tác với Liên bang Nga xây dựng nhà máy đồng tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục thực hiện các dự án khoáng sản ở Lào và Campuchia./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)