Ngày 20/6, Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo Thủ tướng Đức Angela Merkel không "chơi trò chính trị" với nguyện vọng của Ankara trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU), sau khi Đức ngăn chặn các bước đi nhằm mở vòng đàm phán mới về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU.
Theo nguồn tin ngoại giao EU, trong cuộc họp các đại sứ EU ngày 20/6 để bàn về quỹ tài chính khu vực, Đức đã ngăn chặn việc mở một vòng đàm phán giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, liên quan tới việc nước này gia nhập EU.
Trước đó, Đức đã phê phán Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phản ứng mạnh tay đối với những người biểu tình. Bên cạnh đó, trong chiến dịch tranh cử của mình, đảng của bà Merkel cũng đã phản đối Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên EU, cho rằng với diện tích và quy mô kinh tế, nước này sẽ là "gánh nặng" đối với EU.
Các đảng phái chính trị lớn của Đức đều đang cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của nhóm cử tri nhập cư trong cuộc bầu cử liên bang vào ngày 22/9 tới (hiện có khoảng 3 triệu người Thổ đang định cư ở Đức).
Những hành động trên của Đức đã gây phản ứng mạnh mẽ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thất bại trong việc mở lại đàm phán sẽ là "bước lùi lớn" trong quan hệ của nước này với EU. Việc này sẽ đưa ra thông điệp sai lầm, có thể dẫn đến hành động "trả đũa mạnh mẽ" từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, một quan chức ngoại giao cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, nếu cuộc đàm phán vào tuần tới bị hủy bỏ, thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán khác với EU. Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bekis Bozdag chỉ trích quan điểm của Đức và cho rằng các nước EU luôn tìm kiếm các lý do để ngăn cản Ancara trở thành thành viên EU.
Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách các vấn đề về EU, Egemen Bagis tuyên bố, nếu bà Merkel muốn tìm kiếm những chủ đề phục vụ cho cuộc bầu cử sắp tới, thì đó là những vấn đề chính trị trong nước, chứ không phải là Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy Đức phản đối, nhưng nhiều nước EU vẫn muốn mở lại đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, vì cho rằng, châu Âu nên tận dụng ảnh hưởng ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông.
Theo một nguồn tin của EU, cho đến nay, EU vẫn chưa hủy bỏ kế hoạch đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới. Các nước EU cũng nhất trí sẽ xem xét vấn đề này vào cuối tuần. Trong khi đó, Ireland - nước đang giữ chức Chủ tịch EU - tuyên bố sẽ tiếp tục tìm kiếm sự đồng thuận để có thể mở một cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-EU gần đây trở lên căng thẳng sau khi Nghị viện châu Âu (EP) tuyên bố phản đối mạnh mẽ phản ứng của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với những người tham gia làn sóng biểu tình vừa qua. Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Écđôgan tuyên bố không thừa nhận EP và nghị quyết của cơ quan này, đồng thời chỉ trích EU "không dân chủ."
Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng đối thoại chính trị với EU từ năm 1997, sau khi lãnh đạo các nước EU bác đơn xin trở thành thành viên đầy đủ của Thổ Nhĩ Kỳ./.
Theo nguồn tin ngoại giao EU, trong cuộc họp các đại sứ EU ngày 20/6 để bàn về quỹ tài chính khu vực, Đức đã ngăn chặn việc mở một vòng đàm phán giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, liên quan tới việc nước này gia nhập EU.
Trước đó, Đức đã phê phán Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phản ứng mạnh tay đối với những người biểu tình. Bên cạnh đó, trong chiến dịch tranh cử của mình, đảng của bà Merkel cũng đã phản đối Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên EU, cho rằng với diện tích và quy mô kinh tế, nước này sẽ là "gánh nặng" đối với EU.
Các đảng phái chính trị lớn của Đức đều đang cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của nhóm cử tri nhập cư trong cuộc bầu cử liên bang vào ngày 22/9 tới (hiện có khoảng 3 triệu người Thổ đang định cư ở Đức).
Những hành động trên của Đức đã gây phản ứng mạnh mẽ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thất bại trong việc mở lại đàm phán sẽ là "bước lùi lớn" trong quan hệ của nước này với EU. Việc này sẽ đưa ra thông điệp sai lầm, có thể dẫn đến hành động "trả đũa mạnh mẽ" từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, một quan chức ngoại giao cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, nếu cuộc đàm phán vào tuần tới bị hủy bỏ, thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán khác với EU. Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bekis Bozdag chỉ trích quan điểm của Đức và cho rằng các nước EU luôn tìm kiếm các lý do để ngăn cản Ancara trở thành thành viên EU.
Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách các vấn đề về EU, Egemen Bagis tuyên bố, nếu bà Merkel muốn tìm kiếm những chủ đề phục vụ cho cuộc bầu cử sắp tới, thì đó là những vấn đề chính trị trong nước, chứ không phải là Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy Đức phản đối, nhưng nhiều nước EU vẫn muốn mở lại đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, vì cho rằng, châu Âu nên tận dụng ảnh hưởng ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông.
Theo một nguồn tin của EU, cho đến nay, EU vẫn chưa hủy bỏ kế hoạch đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới. Các nước EU cũng nhất trí sẽ xem xét vấn đề này vào cuối tuần. Trong khi đó, Ireland - nước đang giữ chức Chủ tịch EU - tuyên bố sẽ tiếp tục tìm kiếm sự đồng thuận để có thể mở một cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-EU gần đây trở lên căng thẳng sau khi Nghị viện châu Âu (EP) tuyên bố phản đối mạnh mẽ phản ứng của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với những người tham gia làn sóng biểu tình vừa qua. Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Écđôgan tuyên bố không thừa nhận EP và nghị quyết của cơ quan này, đồng thời chỉ trích EU "không dân chủ."
Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng đối thoại chính trị với EU từ năm 1997, sau khi lãnh đạo các nước EU bác đơn xin trở thành thành viên đầy đủ của Thổ Nhĩ Kỳ./.
(TTXVN)