Theo The Daily Telegraph của Anh, giáo sư Chandra Kelamaxin - nhà khoa học nổi tiếng thuộc Đại học Cardiff đã đưa ra luận đoán gây kinh ngạc, cho rằng nhân loại chẳng qua là người ngoài hành tinh từ ngoài không gian di cư vào Trái Đất.
Nhà khoa học này đã dẫn nghiên cứu mới nhất ủng hộ tích cực cho quan điểm về sự khởi nguồn của Trái Đất từ khu vực bên ngoài.
Giáo sư Kelamaxin chỉ ra rằng hàng loạt “mầm sống” đầu tiên đã “giá lâm” vào Trái Đất của chúng ta từ không gian vào khoảng thời gian cách ngày nay 3,8 tỷ năm. Vi sinh vật ngoài không gian đi vào Trái Đất bằng sao chổi, sau đó chúng không ngừng sinh sôi nảy nở và tiến hóa, cuối cùng sản sinh ra nhân loại.
Những chứng cứ phát hiện của nhà khoa học này cho thấy khởi nguyên của con người và sự sống của các loài vật trên Trái Đất đều có thể tìm thấy ở những sinh vật ngoài hành tinh đi vào trái đất thông qua phương tiện sao chổi. Sau khi sao chổi va chạm với Trái Đất, chúng bắt đầu phát sinh mầm sống trên Trái Đất.
Chứng cứ phát hiện của giáo sư Kelamaxin đã được đăng trên tạp chí Sinh vật học thiên thể quốc tế của Đại học Cambridge.
Theo giáo sư Kelamaxin: “Đúng là chúng ta đều là người ngoài hành tinh, có cùng huyết thống vũ trụ. Mỗi lần có sự hình thành của hệ thống hành tinh mới, thì một số vi sinh vật may mắn liền đi vào Trái Đất thông qua phương tiện sao chổi, sau đó chúng sinh sôi nảy nở và tiến hóa trên Trái Đất. Chúng ta chỉ là một bộ phận cấu thành của một chuỗi cực lớn trong vũ trụ."
Giáo sư Kelamaxin cho rằng chúng sinh đã di cư từ hành hinh này sang hành tinh khác trong khoảng thời gian hàng tỷ năm. Khi sao chổi va chạm với hành tinh, nó cũng đồng thời mang các vật chất sống vào không gian. Sau đó, một số sinh vật may mắn bắt đầu di cư xuống hành tinh mới, cả quá trình này mất hàng trăm triệu năm.
Tuy nhiên, giáo sư Kelamaxin cũng thừa nhận rằng, mô hình này không thể giải thích được sự sống lúc sơ khai hình thành như thế nào.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, giáo sư Kelamaxin cùng các đồng nghiệp đã ủng hộ “thuyết mầm sống." Giáo sư Kelamaxin cho rằng: “Chứng cứ thiên văn học có thể ủng hộ tích cực cho quan điểm này, tức là sự sống trên Trái Đất không phải bắt nguồn từ Trái Đất mà là từ ngoài không gian. Mặc dù chúng ta không biết được sự sống lúc sơ khai hình thành như thế nào, tuy nhiên một khi sự sống được nảy sinh thì nó sẽ phát tán trong vũ trụ, trong đó một số sinh vật may mắn có thể sinh sôi nảy nở và tiến hóa. Chúng tôi có thể đảm bảo rằng nhân loại có thể có huyết thống của người ngoài hành tinh, sự tồn tại sự sống ngoài Trái Đất đã bao trùm lên toàn bộ vũ trụ."/.
Nhà khoa học này đã dẫn nghiên cứu mới nhất ủng hộ tích cực cho quan điểm về sự khởi nguồn của Trái Đất từ khu vực bên ngoài.
Giáo sư Kelamaxin chỉ ra rằng hàng loạt “mầm sống” đầu tiên đã “giá lâm” vào Trái Đất của chúng ta từ không gian vào khoảng thời gian cách ngày nay 3,8 tỷ năm. Vi sinh vật ngoài không gian đi vào Trái Đất bằng sao chổi, sau đó chúng không ngừng sinh sôi nảy nở và tiến hóa, cuối cùng sản sinh ra nhân loại.
Những chứng cứ phát hiện của nhà khoa học này cho thấy khởi nguyên của con người và sự sống của các loài vật trên Trái Đất đều có thể tìm thấy ở những sinh vật ngoài hành tinh đi vào trái đất thông qua phương tiện sao chổi. Sau khi sao chổi va chạm với Trái Đất, chúng bắt đầu phát sinh mầm sống trên Trái Đất.
Chứng cứ phát hiện của giáo sư Kelamaxin đã được đăng trên tạp chí Sinh vật học thiên thể quốc tế của Đại học Cambridge.
Theo giáo sư Kelamaxin: “Đúng là chúng ta đều là người ngoài hành tinh, có cùng huyết thống vũ trụ. Mỗi lần có sự hình thành của hệ thống hành tinh mới, thì một số vi sinh vật may mắn liền đi vào Trái Đất thông qua phương tiện sao chổi, sau đó chúng sinh sôi nảy nở và tiến hóa trên Trái Đất. Chúng ta chỉ là một bộ phận cấu thành của một chuỗi cực lớn trong vũ trụ."
Giáo sư Kelamaxin cho rằng chúng sinh đã di cư từ hành hinh này sang hành tinh khác trong khoảng thời gian hàng tỷ năm. Khi sao chổi va chạm với hành tinh, nó cũng đồng thời mang các vật chất sống vào không gian. Sau đó, một số sinh vật may mắn bắt đầu di cư xuống hành tinh mới, cả quá trình này mất hàng trăm triệu năm.
Tuy nhiên, giáo sư Kelamaxin cũng thừa nhận rằng, mô hình này không thể giải thích được sự sống lúc sơ khai hình thành như thế nào.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, giáo sư Kelamaxin cùng các đồng nghiệp đã ủng hộ “thuyết mầm sống." Giáo sư Kelamaxin cho rằng: “Chứng cứ thiên văn học có thể ủng hộ tích cực cho quan điểm này, tức là sự sống trên Trái Đất không phải bắt nguồn từ Trái Đất mà là từ ngoài không gian. Mặc dù chúng ta không biết được sự sống lúc sơ khai hình thành như thế nào, tuy nhiên một khi sự sống được nảy sinh thì nó sẽ phát tán trong vũ trụ, trong đó một số sinh vật may mắn có thể sinh sôi nảy nở và tiến hóa. Chúng tôi có thể đảm bảo rằng nhân loại có thể có huyết thống của người ngoài hành tinh, sự tồn tại sự sống ngoài Trái Đất đã bao trùm lên toàn bộ vũ trụ."/.
Ngọc Thúy (Vietnam+)