Tòa án quốc tế về luật biển tại thành phố Hamburg, (Đức) ngày 15/12 đã ra phán quyết yêu cầu Ghana thả chiếc tàu chiến của Argentina bị bắt nợ tại nước này.
Phán quyết được đưa ra sau khi Tòa tổ chức nghe nguyên đơn là chính phủ Argentina và bị đơn là chính phủ Ghana trình bày quan điểm của mình hôm 29 và 30/11.
Thông báo về phán quyết trên, Chủ tịch Tòa án, ông Shunji Yanai, quốc tịch Nhật Bản, cho biết Ghana phải thả vô điều kiện tàu và phải đảm bảo hậu cần cần thiết để tàu có thể hồi hương.
Theo Ngoại trưởng Argentina Héctor Timerman, Tòa án quốc tế về luật biển cần phải giải quyết nốt vấn đề Ghana bồi thường kinh tế cho Argentina do bắt giữ tàu.
Bộ quốc phòng Argentina cho biết sẽ cử 98 thủy thủ tới Ghana trong một chuyến bay thuê bao (charter) để tàu có thể rời Ghana ngày 19/12 và về thẳng Argentina mà theo báo chí là để tránh tình trạng lại bị bắt nợ nếu dừng chân tại các địa điểm khác.
Chiếc tàu buồm Libertad- biểu tượng của Hải quân Argentina- bị bắt từ ngày 2/10 tại cảng Tema, một trong những chặng dừng chân trong một chuyến đi huấn luyện, theo lệnh của thẩm phán người Ghana Richard Adjei Frimpong, sau khi quỹ đầu tư NML Capital Ltd kiện chính phủ Argentina vẫn chưa thanh toán trên 300 triệu USD trái phiếu đã mua trước khi Buenos Aires tuyên bố vỡ nợ năm 2001.
NML Capital thuộc sở hữu của tỷ phú người Mỹ Paul Singer, người chuyên mua trái phiếu với giá rẻ mạt so với giá trị mặt tại các nền kinh tế sắp bị vỡ nợ nhằm trục lợi. Phía Argentina phê phán quỹ này không chấp nhận tham gia kế hoạch tái cơ cấu nợ do chính phủ Argentina triển khai năm 2005 và 2010, trong khi 93% những người mua trái phiếu đã đồng ý.
Buenos Aires coi vụ bắt giữ là bất hợp pháp vì theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, tàu chiến được quy chế miễn trừ chủ quyền.
NML Capital cho rằng Argentina có đủ dự trữ ngoại tệ để thanh toán nợ và sẵn sàng phóng thích tàu nếu Argentina nộp một khoản tiền bảo lãnh tối thiểu là 20 triệu USD. Tuy nhiên Buenos Aires không nhượng bộ, vì đây là vấn đề chủ quyền quốc gia chứ không đơn thuần là vấn đề tài chính.
Tàu rời cảng Buenos Aires hôm 2/6 với 326 người, trong đó có 15 học viên Chile, 8 học viên Uruguay và khách mời đến từ Venezuela, Paraguay, Nam Phi, Bolivia, Brazil và Peru.
Cuối tháng 10, do tòa án Ghana cấm cung cấp nhiên liệu cho tàu, để bảo toàn “sự toàn vẹn thân thể và phẩm giá” của các thủy thủ, chính phủ Argentina đã thuê riêng một chuyến bay để sơ tán 281 người trên tàu - trong đó có hơn 30 người nước ngoài. Hiện tại trên tàu chỉ còn thuyền trưởng và 44 thuyền viên, là lượng thủy thủ tối thiểu để vận hành tàu.
Vụ tàu bị bắt giữ khiến Tổng tham mưu trưởng Hải quân Argentina, đô đốc Carlos Alberto Paz, và Giám đốc Cục tình báo quân sự Bộ quốc phòng, Lourdes Puente, phải từ chức. Trong khi đó, Tổng thư ký Hải quân, đô đốc Luis María González Day, và cựu Trưởng ban tổ chức và học thuyết của quân chủng này, Alfredo Mario Blanco, người bị cáo buộc đã thay đổi hành trình của tàu vì theo dự kiến ban đầu tàu không cập cảng của Ghana, đã bị đình chỉ công tác.
Theo Liên hợp quốc, trên thế giới chỉ xảy ra một vụ xiết nợ tương tự cách đây hơn 10 năm, khi một chiếc tàu chiến của Nga bị bắt giữ tại một cảng của Pháp. Sau khi ngành tư pháp của Pháp ra phán quyết chiếc tàu không thể bị tịch biên, bên đề nghị bắt giữ phải trả toàn bộ án phí cùng với một khoản tiền phạt 250.000 franc và một khoản bồi thường 250.000 franc cho chủ tàu./.
Phán quyết được đưa ra sau khi Tòa tổ chức nghe nguyên đơn là chính phủ Argentina và bị đơn là chính phủ Ghana trình bày quan điểm của mình hôm 29 và 30/11.
Thông báo về phán quyết trên, Chủ tịch Tòa án, ông Shunji Yanai, quốc tịch Nhật Bản, cho biết Ghana phải thả vô điều kiện tàu và phải đảm bảo hậu cần cần thiết để tàu có thể hồi hương.
Theo Ngoại trưởng Argentina Héctor Timerman, Tòa án quốc tế về luật biển cần phải giải quyết nốt vấn đề Ghana bồi thường kinh tế cho Argentina do bắt giữ tàu.
Bộ quốc phòng Argentina cho biết sẽ cử 98 thủy thủ tới Ghana trong một chuyến bay thuê bao (charter) để tàu có thể rời Ghana ngày 19/12 và về thẳng Argentina mà theo báo chí là để tránh tình trạng lại bị bắt nợ nếu dừng chân tại các địa điểm khác.
Chiếc tàu buồm Libertad- biểu tượng của Hải quân Argentina- bị bắt từ ngày 2/10 tại cảng Tema, một trong những chặng dừng chân trong một chuyến đi huấn luyện, theo lệnh của thẩm phán người Ghana Richard Adjei Frimpong, sau khi quỹ đầu tư NML Capital Ltd kiện chính phủ Argentina vẫn chưa thanh toán trên 300 triệu USD trái phiếu đã mua trước khi Buenos Aires tuyên bố vỡ nợ năm 2001.
NML Capital thuộc sở hữu của tỷ phú người Mỹ Paul Singer, người chuyên mua trái phiếu với giá rẻ mạt so với giá trị mặt tại các nền kinh tế sắp bị vỡ nợ nhằm trục lợi. Phía Argentina phê phán quỹ này không chấp nhận tham gia kế hoạch tái cơ cấu nợ do chính phủ Argentina triển khai năm 2005 và 2010, trong khi 93% những người mua trái phiếu đã đồng ý.
Buenos Aires coi vụ bắt giữ là bất hợp pháp vì theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, tàu chiến được quy chế miễn trừ chủ quyền.
NML Capital cho rằng Argentina có đủ dự trữ ngoại tệ để thanh toán nợ và sẵn sàng phóng thích tàu nếu Argentina nộp một khoản tiền bảo lãnh tối thiểu là 20 triệu USD. Tuy nhiên Buenos Aires không nhượng bộ, vì đây là vấn đề chủ quyền quốc gia chứ không đơn thuần là vấn đề tài chính.
Tàu rời cảng Buenos Aires hôm 2/6 với 326 người, trong đó có 15 học viên Chile, 8 học viên Uruguay và khách mời đến từ Venezuela, Paraguay, Nam Phi, Bolivia, Brazil và Peru.
Cuối tháng 10, do tòa án Ghana cấm cung cấp nhiên liệu cho tàu, để bảo toàn “sự toàn vẹn thân thể và phẩm giá” của các thủy thủ, chính phủ Argentina đã thuê riêng một chuyến bay để sơ tán 281 người trên tàu - trong đó có hơn 30 người nước ngoài. Hiện tại trên tàu chỉ còn thuyền trưởng và 44 thuyền viên, là lượng thủy thủ tối thiểu để vận hành tàu.
Vụ tàu bị bắt giữ khiến Tổng tham mưu trưởng Hải quân Argentina, đô đốc Carlos Alberto Paz, và Giám đốc Cục tình báo quân sự Bộ quốc phòng, Lourdes Puente, phải từ chức. Trong khi đó, Tổng thư ký Hải quân, đô đốc Luis María González Day, và cựu Trưởng ban tổ chức và học thuyết của quân chủng này, Alfredo Mario Blanco, người bị cáo buộc đã thay đổi hành trình của tàu vì theo dự kiến ban đầu tàu không cập cảng của Ghana, đã bị đình chỉ công tác.
Theo Liên hợp quốc, trên thế giới chỉ xảy ra một vụ xiết nợ tương tự cách đây hơn 10 năm, khi một chiếc tàu chiến của Nga bị bắt giữ tại một cảng của Pháp. Sau khi ngành tư pháp của Pháp ra phán quyết chiếc tàu không thể bị tịch biên, bên đề nghị bắt giữ phải trả toàn bộ án phí cùng với một khoản tiền phạt 250.000 franc và một khoản bồi thường 250.000 franc cho chủ tàu./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)