Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 13/7 đã phán quyết rằng dự luật sửa đổi hiến pháp, do đảng Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) cầm quyền khởi xướng, là hợp hiến, đồng thời bác bỏ những kháng nghị chống lại đảng cầm quyền.
Tòa án khẳng định "không có đủ bằng chứng đảng Pheu Thai có ý đồ lật đổ chế độ quân chủ lập hiến."
Hiến pháp hiện hành của Thái Lan được soạn thảo sau vụ đảo chính năm 2006 lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Dự luật sửa đổi hiến pháp do đảng Pheu Thai khởi xướng được cho là tìm cách minh oan cho cựu Thủ tướng Thaksin.
Ngày 5/7, các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp đã tiến hành xem xét tính hợp hiến của dự luật, sau khi có những kháng nghị cáo buộc dự luật trên nhằm lật đổ chế độ quân chủ lập hiến.
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp đã giải tỏa căng thẳng ở Thái Lan xung quanh vấn đề này. Trước khi tòa ra phán quyết, hàng trăm cảnh sát đã được triển khai xung quanh tòa nhà tòa án để bảo đảm an ninh, trong khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tránh để xảy ra bạo lực và chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến pháp./.
Tòa án khẳng định "không có đủ bằng chứng đảng Pheu Thai có ý đồ lật đổ chế độ quân chủ lập hiến."
Hiến pháp hiện hành của Thái Lan được soạn thảo sau vụ đảo chính năm 2006 lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Dự luật sửa đổi hiến pháp do đảng Pheu Thai khởi xướng được cho là tìm cách minh oan cho cựu Thủ tướng Thaksin.
Ngày 5/7, các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp đã tiến hành xem xét tính hợp hiến của dự luật, sau khi có những kháng nghị cáo buộc dự luật trên nhằm lật đổ chế độ quân chủ lập hiến.
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp đã giải tỏa căng thẳng ở Thái Lan xung quanh vấn đề này. Trước khi tòa ra phán quyết, hàng trăm cảnh sát đã được triển khai xung quanh tòa nhà tòa án để bảo đảm an ninh, trong khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tránh để xảy ra bạo lực và chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến pháp./.
(TTXVN)