Ngày 3/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức tọa đàm tham vấn hiệp hội, doanh nghiệp về việc tham gia Hiệp định công nghệ thông tin mở rộng, với sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp và hiệp hội công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Trong tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia Hiệp định công nghệ thông tin -1996 (ITA-1). Hiệp định này ra đời với mục tiêu mở rộng thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin, nâng cao mức sống, phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin sản xuất và thương mại hàng hóa; đạt được sự tự do tối đa trong thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin và khuyến khích sự phát triển liên tục của công nghệ công nghệ thông tin trên toàn cầu.
Thực chất của Hiệp định này là cơ chế cắt giảm thuế quan, thực hiện theo ba nguyên tắc gồm phải tuân thủ danh sách các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin được ghi trong Hiệp định; từng bước giảm dần thuế xuất nhập khẩu đối với những sản phẩm được liệt kê trong Hiệp định, tiến tới bỏ hẳn thuế xuất nhập khẩu và tất cả các loại thuế khác cũng cần được gỡ bỏ từng bước.
Theo phân tích của Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), bên cạnh những tác động tích cực khi tham gia Hiệp định này như giá sản phẩm công nghệ thông tin giảm, thúc đẩy nhu cầu phổ cập công nghệ thông tin khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan; thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc tham gia ITA-1 khiến Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức.
Cụ thể, thị trường do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chi phối gây nên rào cản lớn đối với hoạt động sản xuất, sáng tạo và giảm mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.
Thị trường của sản phẩm phần cứng, điện tử Việt Nam bị thu hẹp, chủ yếu tiêu thụ sản phẩm nhập ngoại. Doanh nghiệp thương hiệu Việt chưa tìm được địa chỉ xuất khẩu.
Đến nay, Hiệp định công nghệ thông tin -1996 đã có nhiều điểm không còn phù hợp trong giai đoạn mới, các nước đang tiến hành đề xuất mở rộng Hiệp định công nghệ thông tin (ITA-2).
Việc đàm phán mở rộng ITA cho đến nay đang ở giai đoạn đàm phán để thông qua Danh mục bổ sung/mở rộng.
Về việc tham gia đàm phán, tất cả các nước thành viên WTO đều được khuyến khích tham gia đàm phán ITA mở rộng, trên cơ sở tự nguyện. Các nước chưa chính thức quyết định tham gia đàm phán sẽ không được mời dự các phiên đàm phán.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận vấn đề: khả năng tham gia ITA-2 của Việt Nam và tác động đối với sản xuất trong nước.
Đánh giá sơ bộ tác động của ITA-2, các đại biểu cho rằng nguồn thu thuế của Nhà nước sẽ giảm mạnh; khó khăn cho sản xuất trong nước trên phạm vi rộng hơn; sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với hàng rào phi thuế quan... Song, theo ý kiến của một số hiệp hội, việc tham gia Hiệp định công nghệ thông tin mở rộng là cần thiết trong tiến trình phát triển kinh tế tri thức.
Đặc điểm của ngành công nghiệp công nghệ thông tin là toàn cầu hóa và chuyên môn hóa, vì vậy việc tham gia ITA-2 là tham gia vào sân chơi chung của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, cần xem xét thận trọng các mặt lợi, hại của Hiệp định công nghệ thông tin mở rộng để cân nhắc, lựa chọn thời điểm Việt Nam tham gia cho hợp lý./.
Trong tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia Hiệp định công nghệ thông tin -1996 (ITA-1). Hiệp định này ra đời với mục tiêu mở rộng thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin, nâng cao mức sống, phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin sản xuất và thương mại hàng hóa; đạt được sự tự do tối đa trong thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin và khuyến khích sự phát triển liên tục của công nghệ công nghệ thông tin trên toàn cầu.
Thực chất của Hiệp định này là cơ chế cắt giảm thuế quan, thực hiện theo ba nguyên tắc gồm phải tuân thủ danh sách các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin được ghi trong Hiệp định; từng bước giảm dần thuế xuất nhập khẩu đối với những sản phẩm được liệt kê trong Hiệp định, tiến tới bỏ hẳn thuế xuất nhập khẩu và tất cả các loại thuế khác cũng cần được gỡ bỏ từng bước.
Theo phân tích của Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), bên cạnh những tác động tích cực khi tham gia Hiệp định này như giá sản phẩm công nghệ thông tin giảm, thúc đẩy nhu cầu phổ cập công nghệ thông tin khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan; thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc tham gia ITA-1 khiến Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức.
Cụ thể, thị trường do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chi phối gây nên rào cản lớn đối với hoạt động sản xuất, sáng tạo và giảm mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.
Thị trường của sản phẩm phần cứng, điện tử Việt Nam bị thu hẹp, chủ yếu tiêu thụ sản phẩm nhập ngoại. Doanh nghiệp thương hiệu Việt chưa tìm được địa chỉ xuất khẩu.
Đến nay, Hiệp định công nghệ thông tin -1996 đã có nhiều điểm không còn phù hợp trong giai đoạn mới, các nước đang tiến hành đề xuất mở rộng Hiệp định công nghệ thông tin (ITA-2).
Việc đàm phán mở rộng ITA cho đến nay đang ở giai đoạn đàm phán để thông qua Danh mục bổ sung/mở rộng.
Về việc tham gia đàm phán, tất cả các nước thành viên WTO đều được khuyến khích tham gia đàm phán ITA mở rộng, trên cơ sở tự nguyện. Các nước chưa chính thức quyết định tham gia đàm phán sẽ không được mời dự các phiên đàm phán.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận vấn đề: khả năng tham gia ITA-2 của Việt Nam và tác động đối với sản xuất trong nước.
Đánh giá sơ bộ tác động của ITA-2, các đại biểu cho rằng nguồn thu thuế của Nhà nước sẽ giảm mạnh; khó khăn cho sản xuất trong nước trên phạm vi rộng hơn; sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với hàng rào phi thuế quan... Song, theo ý kiến của một số hiệp hội, việc tham gia Hiệp định công nghệ thông tin mở rộng là cần thiết trong tiến trình phát triển kinh tế tri thức.
Đặc điểm của ngành công nghiệp công nghệ thông tin là toàn cầu hóa và chuyên môn hóa, vì vậy việc tham gia ITA-2 là tham gia vào sân chơi chung của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, cần xem xét thận trọng các mặt lợi, hại của Hiệp định công nghệ thông tin mở rộng để cân nhắc, lựa chọn thời điểm Việt Nam tham gia cho hợp lý./.
Việt Hà (TTXVN)