Chiều 23/8, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam (thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) tổ chức tọa đàm về Đề án thí điểm đưa bác sỹ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Đề án đề cập đến vấn đề xây dựng chính sách phù hợp nhằm thu hút bác sỹ trẻ mới ra trường tình nguyện về công tác tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt ưu tiên cho 62 huyện nghèo đảm bảo tính bền vững trên cơ sở có giải pháp cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và chính sách đãi ngộ phù hợp.
Tại cuộc tọa đàm, nhiều đại biểu đã nêu lên thực trạng ở nhiều tỉnh miền núi, những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, người dân ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại nơi sinh sống do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế chưa phát triển, các yếu tố về kinh tế, xã hội chưa có sức hút để thực hiện xã hội hóa.
Một thực tế nữa được nêu ra là những năm qua, một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học y khoa chưa được sử dụng tốt, làm việc trái với nghề đào tạo hoặc chưa tìm được việc làm và có xu hướng tập trung ở lại các thành phố, thị xã, trong khi đó ở nông thôn, miền núi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu bác sỹ.
Nhiều ý kiến cho rằng cần khảo sát nhu cầu cụ thể của từng địa phương để đưa các bác sỹ chuyên khoa về cho phù hợp. Ngoài những chính sách ưu tiên trong quá trình công tác, cần xác định được cơ quan tuyển dụng các tình nguyện viên sau khi hết thời gian tình nguyện.
Bên cạnh đó, cũng cần có quy định ràng buộc trách nhiệm đối với các bác sỹ tình nguyện và tiêu chí đánh giá, giám sát cụ thể hiệu quả của Đề án. Về thời gian tình nguyện, có ý kiến cho rằng, nên là ba năm với nam và hai năm với nữ thay vì năm năm với nam và ba năm với nữ như trong dự thảo hiện nay.
Để thu hút các bác sỹ trẻ tham gia Đề án, cần đẩy mạnh tuyên truyền, khơi dậy và phát huy tính xung kích, tình nguyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của đội ngũ tri thức trẻ ngành y tế với sự nghiệp chăm sóc, và nâng cao sức khỏe nhân dân./.
Đề án đề cập đến vấn đề xây dựng chính sách phù hợp nhằm thu hút bác sỹ trẻ mới ra trường tình nguyện về công tác tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt ưu tiên cho 62 huyện nghèo đảm bảo tính bền vững trên cơ sở có giải pháp cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và chính sách đãi ngộ phù hợp.
Tại cuộc tọa đàm, nhiều đại biểu đã nêu lên thực trạng ở nhiều tỉnh miền núi, những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, người dân ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại nơi sinh sống do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế chưa phát triển, các yếu tố về kinh tế, xã hội chưa có sức hút để thực hiện xã hội hóa.
Một thực tế nữa được nêu ra là những năm qua, một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học y khoa chưa được sử dụng tốt, làm việc trái với nghề đào tạo hoặc chưa tìm được việc làm và có xu hướng tập trung ở lại các thành phố, thị xã, trong khi đó ở nông thôn, miền núi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu bác sỹ.
Nhiều ý kiến cho rằng cần khảo sát nhu cầu cụ thể của từng địa phương để đưa các bác sỹ chuyên khoa về cho phù hợp. Ngoài những chính sách ưu tiên trong quá trình công tác, cần xác định được cơ quan tuyển dụng các tình nguyện viên sau khi hết thời gian tình nguyện.
Bên cạnh đó, cũng cần có quy định ràng buộc trách nhiệm đối với các bác sỹ tình nguyện và tiêu chí đánh giá, giám sát cụ thể hiệu quả của Đề án. Về thời gian tình nguyện, có ý kiến cho rằng, nên là ba năm với nam và hai năm với nữ thay vì năm năm với nam và ba năm với nữ như trong dự thảo hiện nay.
Để thu hút các bác sỹ trẻ tham gia Đề án, cần đẩy mạnh tuyên truyền, khơi dậy và phát huy tính xung kích, tình nguyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của đội ngũ tri thức trẻ ngành y tế với sự nghiệp chăm sóc, và nâng cao sức khỏe nhân dân./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)