Tòa phúc thẩm Mỹ tại Washington ngày 9/9 đã đình chỉ một lệnh cấm sử dụng ngân sách liên bang để tài trợ cho các công trình nghiên cứu tế bào gốc lấy từ phôi người.
Theo lệnh cấm đã được Thẩm phán hạt Columbia Royce Lamberth ban hành cuối tháng Tám vừa qua, chính phủ phải tạm ngừng rót quỹ liên bang cho chương trình mở rộng nghiên cứu tế bào gốc với lý do chương trình này liên quan đến việc hủy hoại phôi người.
Lệnh cấm này được ban hành bất chấp việc trước đó, vào tháng 3/2009, Tổng thống Barack Obama đã dỡ bỏ những hạn chế trong việc nghiên cứu tế bào gốc lấy từ phôi người kéo dài tám năm qua, từ thời Tổng thống George W. Bush.
Quyết định trên của Tòa phúc thẩm được xem như đã "bật đèn xanh" cho nghiên cứu tế bào gốc, mở ra những triển vọng khoa học có thể tìm ra cách thức chữa các bệnh nan y hiện nay.
Nhiều ý kiến cũng đã gợi ý nếu phán quyết trên bị Tòa án tối cao phủ quyết, giới khoa học sẽ sử dụng các quỹ tư nhân để nghiên cứu.
Tế bào gốc, còn gọi là tế bào nguồn, là những tế bào sơ khai có khả năng biệt hóa và phát triển thành bất cứ loại nào trong khoảng 220 tế bào trong cơ thể. Khả năng này cho phép chúng hoạt động như một hệ thống "sửa chữa" trong cơ thể, bù đắp cho những tế bào chết đi trong suốt cuộc đời của mỗi sinh vật.
Để có được tế bào gốc, các nhà khoa học phải hủy đi một phôi thai vài ngày tuổi. Đây là một trong những lý do chính gây tranh cãi gay gắt về đạo đức đối với chương trình nghiên cứu tế bào gốc từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, Chính quyền Tổng thống Obama lập luận rằng bản thân việc nghiên cứu không cần phải loại bỏ hay phá hủy phôi, vì những phôi này được tạo ra bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm nhưng không bao giờ được sử dụng.
Theo các nhà nghiên cứu, các tế bào gốc có thể được sử dụng để đạt được những tiến bộ y học nhằm chữa trị các căn bệnh nan y như ung thư, tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ (Alzheimer) hay liệt rung (Parkinson), hoặc điều trị những chấn thương ở cột sống./.
Theo lệnh cấm đã được Thẩm phán hạt Columbia Royce Lamberth ban hành cuối tháng Tám vừa qua, chính phủ phải tạm ngừng rót quỹ liên bang cho chương trình mở rộng nghiên cứu tế bào gốc với lý do chương trình này liên quan đến việc hủy hoại phôi người.
Lệnh cấm này được ban hành bất chấp việc trước đó, vào tháng 3/2009, Tổng thống Barack Obama đã dỡ bỏ những hạn chế trong việc nghiên cứu tế bào gốc lấy từ phôi người kéo dài tám năm qua, từ thời Tổng thống George W. Bush.
Quyết định trên của Tòa phúc thẩm được xem như đã "bật đèn xanh" cho nghiên cứu tế bào gốc, mở ra những triển vọng khoa học có thể tìm ra cách thức chữa các bệnh nan y hiện nay.
Nhiều ý kiến cũng đã gợi ý nếu phán quyết trên bị Tòa án tối cao phủ quyết, giới khoa học sẽ sử dụng các quỹ tư nhân để nghiên cứu.
Tế bào gốc, còn gọi là tế bào nguồn, là những tế bào sơ khai có khả năng biệt hóa và phát triển thành bất cứ loại nào trong khoảng 220 tế bào trong cơ thể. Khả năng này cho phép chúng hoạt động như một hệ thống "sửa chữa" trong cơ thể, bù đắp cho những tế bào chết đi trong suốt cuộc đời của mỗi sinh vật.
Để có được tế bào gốc, các nhà khoa học phải hủy đi một phôi thai vài ngày tuổi. Đây là một trong những lý do chính gây tranh cãi gay gắt về đạo đức đối với chương trình nghiên cứu tế bào gốc từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, Chính quyền Tổng thống Obama lập luận rằng bản thân việc nghiên cứu không cần phải loại bỏ hay phá hủy phôi, vì những phôi này được tạo ra bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm nhưng không bao giờ được sử dụng.
Theo các nhà nghiên cứu, các tế bào gốc có thể được sử dụng để đạt được những tiến bộ y học nhằm chữa trị các căn bệnh nan y như ung thư, tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ (Alzheimer) hay liệt rung (Parkinson), hoặc điều trị những chấn thương ở cột sống./.
(TTXVN/Vietnam+)