Tống Khánh Linh - một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cận đại Trung Quốc được mọi người biết đến như một mẫu hình tiêu biểu của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Tuy nhiên, ít ai ngờ bà còn là người rất mạnh mẽ và cứng rắn, ít khi rơi lệ dù phải trải qua bao biến cố cũng như thăng trầm, vất vả.
Theo Mạng Bình luận Trung Quốc, Tống Khánh Linh năm 7 tuổi rời xa gia đình, năm 14 tuổi cùng em gái lên đường sang Mỹ theo học, hai lần bị thương khi hoạt động tại Quảng Đông và thậm chí cả khi người chồng thân yêu qua đời… đều không hề rơi lệ. Người phụ nữ này trong đời chỉ không kìm được và bật khóc bốn lần trong suốt cả cuộc đời.
Tống Khánh Linh lần đầu tiên rơi lệ khi gia đình phản đối chuyện hôn nhân giữa bà và Tôn Trung Sơn.
Tháng Sáu năm 1915, Tống Khánh Linh từ Tokyo trở về Thượng Hải thăm gia đình, đồng thời thấp thỏm xin ý kiến cha mẹ về quan hệ giữa mình và Tôn Trung Sơn. Vốn là bạn cũ của Tôn Dật Tiên nên ông Tống Gia Thụ khó lòng chấp nhận chuyện hôn nhân của con gái, hơn nữa Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn khi đó đã 49 tuổi còn Khánh Linh chỉ mới chỉ hơn 20.
Không chỉ có vậy, ngay cả mẹ và em trai Tống Tử Văn cũng phản đối và cho rằng chuyện kết thân giữa Tống Khánh Linh và Tôn tiên sinh là hoàn toàn không phù hợp.
Tống Khánh Kinh khi đó mặc dù đã hết lời giải thích nhưng không xoay chuyển được ý kiến của mọi người, ông Tống Gia Thụ thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố “Nhà họ Tống không thể dung nạp được chuyện này, nếu muốn lấy Tôn Trung Sơn thì đừng về nhà nữa.” Trước thái độ “vô tình” của mọi người như vậy, cô gái trẻ Tống Khánh Linh chỉ biết khóc thầm lặng lẽ.
Tống Khánh Linh lần thứ hai bật khóc khi trốn nhà ra đi. Hơn ba tháng từ khi về Thượng Hải, Tống Khánh Linh gần như bị cha mẹ giam lỏng trong nhà để phản đối chuyện hôn nhân với Tôn Trung Sơn. Mọi người thậm chí còn vội vã tìm chỗ tương xứng để ép gả chồng cho Khánh Linh.
Trong khi đó, cô gái trẻ hết sức đau khổ, cả ngày không nói một lời, hết đi đi lại lại trong phòng lại ngồi lặng một chỗ.
Một buổi chiều, Tống Khánh Linh nhân cơ hội không ai để ý đã vơ vội mấy bộ quần áo với quyết tâm trốn nhà trở lại Tokyo tìm Tôn Trung Sơn. Đúng lúc đó chợt có tiếng chân người vọng lại từ phía cửa sổ và Khánh Linh thấp thoáng nhìn thấy bóng dáng người mẹ thân yêu. Bao kỷ niệm cũng như tình cảm mẫu tử thiêng liêng bỗng ùa về khiến cô đứng lặng người ôm bọc quần áo và bật khóc, không biết nên đi hay ở.
Nhiều năm sau, bà Tống Khánh Linh khi nhớ lại giây phút đó vẫn thổ lộ với bạn bè “Khi đó tôi rất bối rối không biết quyết định thế nào. Bố mẹ đã rất vất vả nên không thể làm họ thêm đau khổ, trong khi đó tôi lại rất ngưỡng mộ và muốn đi theo con đường của Tôn Trung Sơn.”
Tình yêu và lý tưởng cuối cùng đã chiến thắng, Tống Khánh Linh tối hôm đó đã trốn nhà ra đi, rời Thượng Hải sang Tokyo.
Tống Khánh Linh lần thứ ba khóc không thành tiếng khi Tôn Trung Sơn hấp hối. Tháng Giêng năm 1925, bệnh tình của Tôn Trung Sơn ngày càng trầm trọng. Tống Khánh Linh khi đó lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh của chồng, một bước cũng không rời xa.
Ngày ngày chứng kiến sức khỏe của chồng đang như “ngọn đèn trước gió,” Tống Khánh Linh mặc dù trong lòng hết sức đau khổ, xót xa nhưng vẫn gắng gượng để không rơi lệ.
Một ngày đầu tháng Ba năm đó, Tôn Dật Tiên biết mình không thể qua khỏi đã cố chút hơi tàn trăng trối với mọi người: “Sau khi tôi chết hãy đối xử tốt với Tôn phu nhân, đừng vì chuyện phu nhân không có con mà coi thường cô ấy.” Đứng bên cạnh nghe những lời này của chồng, Tống Khánh Linh không kìm được nữa mắt nhòe lệ và khóc không thành tiếng.
Tống Khánh Linh cảm kích rơi lệ khi Tướng Joseph Warren Stilwell (chỉ huy quân Mỹ tại Trung Quốc thời thế chiến thứ 2) bất hòa với Tưởng Giới Thạch và phải rời xa Trung Quốc.
Người chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ tại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống phátxít Nhật là một viên tướng khảng khái và có cá tính mạnh mẽ. Ông này không hài lòng cục diện cuộc chiến của quân đội Tưởng Giới Thạch, đặc biệt rất bất bình với tình trạng một số quan chức Quốc dân Đảng lợi dụng chức quyền để tham nhũng các khoản trợ cấp quốc tế nên đã chuyển sang ủng hộ Đảng Cộng sản.
Joseph thường xuyên liên lạc, giúp đỡ với Tống Khánh Linh vì biết bà có mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó, điển hình nhất là việc tướng Joseph đã cho cải tạo máy bay quân dụng để giúp Tống Khánh Linh và Thủ tướng Chu Ân Lai chở một chiếc máy chụp X-quang do quốc tế viện trợ về Diên An. Chiếc máy chụp X-quang này sau đó đã góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo y tế, cứu sống vô số sinh mạng trong cuộc chiến.
Joseph Warren Stilwell sau đó do bất đồng quan điểm, mâu thuẫn với Tưởng Giới Thạch nên đã bị điều về Mỹ. Tống Khánh Linh khi chia tay từ biệt Joseph đã rất cảm kích và xúc động không cầm được nước mắt. Đây cũng là lần cuối cùng trong đời Đệ nhất Trung Hoa Dân Quốc rơi lệ./.
Tuy nhiên, ít ai ngờ bà còn là người rất mạnh mẽ và cứng rắn, ít khi rơi lệ dù phải trải qua bao biến cố cũng như thăng trầm, vất vả.
Theo Mạng Bình luận Trung Quốc, Tống Khánh Linh năm 7 tuổi rời xa gia đình, năm 14 tuổi cùng em gái lên đường sang Mỹ theo học, hai lần bị thương khi hoạt động tại Quảng Đông và thậm chí cả khi người chồng thân yêu qua đời… đều không hề rơi lệ. Người phụ nữ này trong đời chỉ không kìm được và bật khóc bốn lần trong suốt cả cuộc đời.
Tống Khánh Linh lần đầu tiên rơi lệ khi gia đình phản đối chuyện hôn nhân giữa bà và Tôn Trung Sơn.
Tháng Sáu năm 1915, Tống Khánh Linh từ Tokyo trở về Thượng Hải thăm gia đình, đồng thời thấp thỏm xin ý kiến cha mẹ về quan hệ giữa mình và Tôn Trung Sơn. Vốn là bạn cũ của Tôn Dật Tiên nên ông Tống Gia Thụ khó lòng chấp nhận chuyện hôn nhân của con gái, hơn nữa Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn khi đó đã 49 tuổi còn Khánh Linh chỉ mới chỉ hơn 20.
Không chỉ có vậy, ngay cả mẹ và em trai Tống Tử Văn cũng phản đối và cho rằng chuyện kết thân giữa Tống Khánh Linh và Tôn tiên sinh là hoàn toàn không phù hợp.
Tống Khánh Kinh khi đó mặc dù đã hết lời giải thích nhưng không xoay chuyển được ý kiến của mọi người, ông Tống Gia Thụ thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố “Nhà họ Tống không thể dung nạp được chuyện này, nếu muốn lấy Tôn Trung Sơn thì đừng về nhà nữa.” Trước thái độ “vô tình” của mọi người như vậy, cô gái trẻ Tống Khánh Linh chỉ biết khóc thầm lặng lẽ.
Tống Khánh Linh lần thứ hai bật khóc khi trốn nhà ra đi. Hơn ba tháng từ khi về Thượng Hải, Tống Khánh Linh gần như bị cha mẹ giam lỏng trong nhà để phản đối chuyện hôn nhân với Tôn Trung Sơn. Mọi người thậm chí còn vội vã tìm chỗ tương xứng để ép gả chồng cho Khánh Linh.
Trong khi đó, cô gái trẻ hết sức đau khổ, cả ngày không nói một lời, hết đi đi lại lại trong phòng lại ngồi lặng một chỗ.
Một buổi chiều, Tống Khánh Linh nhân cơ hội không ai để ý đã vơ vội mấy bộ quần áo với quyết tâm trốn nhà trở lại Tokyo tìm Tôn Trung Sơn. Đúng lúc đó chợt có tiếng chân người vọng lại từ phía cửa sổ và Khánh Linh thấp thoáng nhìn thấy bóng dáng người mẹ thân yêu. Bao kỷ niệm cũng như tình cảm mẫu tử thiêng liêng bỗng ùa về khiến cô đứng lặng người ôm bọc quần áo và bật khóc, không biết nên đi hay ở.
Nhiều năm sau, bà Tống Khánh Linh khi nhớ lại giây phút đó vẫn thổ lộ với bạn bè “Khi đó tôi rất bối rối không biết quyết định thế nào. Bố mẹ đã rất vất vả nên không thể làm họ thêm đau khổ, trong khi đó tôi lại rất ngưỡng mộ và muốn đi theo con đường của Tôn Trung Sơn.”
Tình yêu và lý tưởng cuối cùng đã chiến thắng, Tống Khánh Linh tối hôm đó đã trốn nhà ra đi, rời Thượng Hải sang Tokyo.
Tống Khánh Linh lần thứ ba khóc không thành tiếng khi Tôn Trung Sơn hấp hối. Tháng Giêng năm 1925, bệnh tình của Tôn Trung Sơn ngày càng trầm trọng. Tống Khánh Linh khi đó lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh của chồng, một bước cũng không rời xa.
Ngày ngày chứng kiến sức khỏe của chồng đang như “ngọn đèn trước gió,” Tống Khánh Linh mặc dù trong lòng hết sức đau khổ, xót xa nhưng vẫn gắng gượng để không rơi lệ.
Một ngày đầu tháng Ba năm đó, Tôn Dật Tiên biết mình không thể qua khỏi đã cố chút hơi tàn trăng trối với mọi người: “Sau khi tôi chết hãy đối xử tốt với Tôn phu nhân, đừng vì chuyện phu nhân không có con mà coi thường cô ấy.” Đứng bên cạnh nghe những lời này của chồng, Tống Khánh Linh không kìm được nữa mắt nhòe lệ và khóc không thành tiếng.
Tống Khánh Linh cảm kích rơi lệ khi Tướng Joseph Warren Stilwell (chỉ huy quân Mỹ tại Trung Quốc thời thế chiến thứ 2) bất hòa với Tưởng Giới Thạch và phải rời xa Trung Quốc.
Người chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ tại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống phátxít Nhật là một viên tướng khảng khái và có cá tính mạnh mẽ. Ông này không hài lòng cục diện cuộc chiến của quân đội Tưởng Giới Thạch, đặc biệt rất bất bình với tình trạng một số quan chức Quốc dân Đảng lợi dụng chức quyền để tham nhũng các khoản trợ cấp quốc tế nên đã chuyển sang ủng hộ Đảng Cộng sản.
Joseph thường xuyên liên lạc, giúp đỡ với Tống Khánh Linh vì biết bà có mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó, điển hình nhất là việc tướng Joseph đã cho cải tạo máy bay quân dụng để giúp Tống Khánh Linh và Thủ tướng Chu Ân Lai chở một chiếc máy chụp X-quang do quốc tế viện trợ về Diên An. Chiếc máy chụp X-quang này sau đó đã góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo y tế, cứu sống vô số sinh mạng trong cuộc chiến.
Joseph Warren Stilwell sau đó do bất đồng quan điểm, mâu thuẫn với Tưởng Giới Thạch nên đã bị điều về Mỹ. Tống Khánh Linh khi chia tay từ biệt Joseph đã rất cảm kích và xúc động không cầm được nước mắt. Đây cũng là lần cuối cùng trong đời Đệ nhất Trung Hoa Dân Quốc rơi lệ./.
Xuân Vịnh/Bắc Kinh (Vietnam+)