Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ngày 24/1 cho biết cuộc bầu cử quốc hội của nước này sẽ được tổ chức trong vòng 3, 4 tháng tới.
Đây là lần đầu tiên ông Morsi lên tiếng về lịch trình bầu cử sắp tới trong bối cảnh xuất hiện nhiều tin đồn không thống nhất.
Ông Morsi đưa ra thông báo trên tại cuộc gặp với các nhà xuất bản tham dự Hội chợ sách quốc tế Cairo lần thứ 44.
Trước đó, vào ngày 10/1, người phát ngôn Tổng thống cho biết tiến trình bầu cử sẽ được khởi động vào ngày 25/2 theo đúng quy định của Hiến pháp mới, theo đó bầu cử quốc hội phải được tổ chức trong vòng hai tháng sau khi Hiến pháp được thông qua.
Cùng ngày 24/1, đụng độ đã xảy ra tại thủ đô Cairo giữa lực lượng cảnh sát chống bạo động và những người biểu tình nhân dịp kỷ niệm hai năm diễn ra làn sóng nổi dậy năm 2011, được gọi là cuộc Cách mạng ngày 25 tháng Giêng lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak.
Ba cảnh sát đã bị thương và hàng chục người biểu tình bất tỉnh do hít phải hơi cay.
Người biểu tình đã phá một phần bức tường bằng bêtông trên phố Qasr El-Aini dẫn tới Quảng trường Tahrir và phóng hỏa một khu vực ở trung tâm Cairo sau cuộc đụng độ.
Bộ Nội vụ Ai Cập đã đề nghị quân đội gia cố các đoạn tường bêtông trên, đồng thời cho triển khai nhiều xe bọc thép để ngăn chặn các hành động tấn công của người biểu tình.
Hàng rào bêtông này đã được nhà chức trách Ai Cập cho dựng hồi tháng 11/2012 để chặn các con phố xung quanh Quảng trường Tahrir sau khi xảy ra đụng độ tại khu vực này.
Dự kiến trong ngày 25/1, tại Cairo sẽ có 5 cuộc tuần hành xuất phát từ nhiều địa điểm đổ về tập trung tại Quảng trường Tahrir và trước cửa Phủ Tổng thống tại quận Heliopolis để phản đối kết quả điều hành yếu kém của chính phủ.
Mặt trận cứu quốc (NSF), phe đối lập chính tại Ai Cập, còn dự định tổ chức các hoạt động phản đối khác kéo dài tới ngày 11/2, đánh dấu thời điểm ông Mubarak buộc phải thông báo từ chức cách đây hai năm.
Trong nhiều ngày qua, các cổ động viên của Câu lạc bộ bóng đá Al-Ahly cũng đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình tại nhiều địa phương đòi trừng trị các thủ phạm của vụ thảm họa bóng đá tại tỉnh Port Said hồi tháng 2/2011.
Hiện, quân đội đang tăng cường các biện pháp an ninh tại các khu vực biên giới và những địa điểm chiến lược khác, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công nhằm gây bất ổn chính trị trong nước.
Tuy nhiên, quân đội khẳng định sẽ không can dự vào các vấn đề chính trị, đồng thời cho rằng quân đội không có phận sự bảo đảm an ninh trong các cuộc biểu tình cũng như bảo vệ các trụ sở cơ quan chính phủ.
Văn phòng Hướng dẫn của tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) đã yêu cầu các bộ phận hành chính của mình cùng các chi nhánh của Đảng Tự do và Công lý (FJP) áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết bảo vệ trụ sở của MB và FJP.
Chủ tịch FJP Saad al-Katatny kêu gọi các đảng viên kiềm chế hành động kể cả khi trụ sở của đảng bị người biểu tình bao vây.
Trước đó, Bộ Nội vụ Ai Cập đã ra tuyên bố kêu gọi công dân tuân thủ các quy định pháp luật và bảo vệ tài sản công trong các cuộc biểu tình của phe đối lập.
Nhân dịp đánh dấu hai năm xảy ra cuộc cách mạng ở Ai Cập, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki- moon đã kêu gọi đối thoại hòa bình, phi bạo lực và tôn trọng nhân quyền trong quá trình chuyển tiếp tại Ai Cập.
Trong tuyên bố của mình, ông Ban Ki- moon nêu rõ người dân Ai Cập cần tuân thủ các nguyên tắc toàn cầu. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia tích cực của phụ nữ vào quá trình ra quyết định.
Bên cạnh đó, ông Ban Ki- moon khẳng định lại cam kết của Liên hợp quốc hỗ trợ nhân dân và Chính phủ Ai Cập trong nỗ lực xây dựng dân chủ, tạo nền tảng cho một tương lai ổn định và hy vọng cho đất nước./.
Đây là lần đầu tiên ông Morsi lên tiếng về lịch trình bầu cử sắp tới trong bối cảnh xuất hiện nhiều tin đồn không thống nhất.
Ông Morsi đưa ra thông báo trên tại cuộc gặp với các nhà xuất bản tham dự Hội chợ sách quốc tế Cairo lần thứ 44.
Trước đó, vào ngày 10/1, người phát ngôn Tổng thống cho biết tiến trình bầu cử sẽ được khởi động vào ngày 25/2 theo đúng quy định của Hiến pháp mới, theo đó bầu cử quốc hội phải được tổ chức trong vòng hai tháng sau khi Hiến pháp được thông qua.
Cùng ngày 24/1, đụng độ đã xảy ra tại thủ đô Cairo giữa lực lượng cảnh sát chống bạo động và những người biểu tình nhân dịp kỷ niệm hai năm diễn ra làn sóng nổi dậy năm 2011, được gọi là cuộc Cách mạng ngày 25 tháng Giêng lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak.
Ba cảnh sát đã bị thương và hàng chục người biểu tình bất tỉnh do hít phải hơi cay.
Người biểu tình đã phá một phần bức tường bằng bêtông trên phố Qasr El-Aini dẫn tới Quảng trường Tahrir và phóng hỏa một khu vực ở trung tâm Cairo sau cuộc đụng độ.
Bộ Nội vụ Ai Cập đã đề nghị quân đội gia cố các đoạn tường bêtông trên, đồng thời cho triển khai nhiều xe bọc thép để ngăn chặn các hành động tấn công của người biểu tình.
Hàng rào bêtông này đã được nhà chức trách Ai Cập cho dựng hồi tháng 11/2012 để chặn các con phố xung quanh Quảng trường Tahrir sau khi xảy ra đụng độ tại khu vực này.
Dự kiến trong ngày 25/1, tại Cairo sẽ có 5 cuộc tuần hành xuất phát từ nhiều địa điểm đổ về tập trung tại Quảng trường Tahrir và trước cửa Phủ Tổng thống tại quận Heliopolis để phản đối kết quả điều hành yếu kém của chính phủ.
Mặt trận cứu quốc (NSF), phe đối lập chính tại Ai Cập, còn dự định tổ chức các hoạt động phản đối khác kéo dài tới ngày 11/2, đánh dấu thời điểm ông Mubarak buộc phải thông báo từ chức cách đây hai năm.
Trong nhiều ngày qua, các cổ động viên của Câu lạc bộ bóng đá Al-Ahly cũng đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình tại nhiều địa phương đòi trừng trị các thủ phạm của vụ thảm họa bóng đá tại tỉnh Port Said hồi tháng 2/2011.
Hiện, quân đội đang tăng cường các biện pháp an ninh tại các khu vực biên giới và những địa điểm chiến lược khác, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công nhằm gây bất ổn chính trị trong nước.
Tuy nhiên, quân đội khẳng định sẽ không can dự vào các vấn đề chính trị, đồng thời cho rằng quân đội không có phận sự bảo đảm an ninh trong các cuộc biểu tình cũng như bảo vệ các trụ sở cơ quan chính phủ.
Văn phòng Hướng dẫn của tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) đã yêu cầu các bộ phận hành chính của mình cùng các chi nhánh của Đảng Tự do và Công lý (FJP) áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết bảo vệ trụ sở của MB và FJP.
Chủ tịch FJP Saad al-Katatny kêu gọi các đảng viên kiềm chế hành động kể cả khi trụ sở của đảng bị người biểu tình bao vây.
Trước đó, Bộ Nội vụ Ai Cập đã ra tuyên bố kêu gọi công dân tuân thủ các quy định pháp luật và bảo vệ tài sản công trong các cuộc biểu tình của phe đối lập.
Nhân dịp đánh dấu hai năm xảy ra cuộc cách mạng ở Ai Cập, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki- moon đã kêu gọi đối thoại hòa bình, phi bạo lực và tôn trọng nhân quyền trong quá trình chuyển tiếp tại Ai Cập.
Trong tuyên bố của mình, ông Ban Ki- moon nêu rõ người dân Ai Cập cần tuân thủ các nguyên tắc toàn cầu. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia tích cực của phụ nữ vào quá trình ra quyết định.
Bên cạnh đó, ông Ban Ki- moon khẳng định lại cam kết của Liên hợp quốc hỗ trợ nhân dân và Chính phủ Ai Cập trong nỗ lực xây dựng dân chủ, tạo nền tảng cho một tương lai ổn định và hy vọng cho đất nước./.
(TTXVN)