Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tiếp tục đối mặt với sức ép mới đòi ông từ chức ngay lập tức khi phe đối lập ngày 7/2 tuyên bố những nhượng bộ của chính phủ trong cuộc đàm phán trước đó một ngày chưa đủ để chấm dứt làn sóng biểu tình gây bạo lực chống lại người đứng đầu quốc gia Hồi giáo này.
Bước sang ngày biểu tình thứ 14, phe đối lập vẫn phong tỏa quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo mà họ chiếm giữ nửa tháng nay, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục ở lại đây nếu ông Mubarak không từ chức hoặc chuyển giao quyền lực ngay lập tức cho Phó Tổng thống Omar Suleiman.
Phe đối lập cũng thông báo sẽ tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố trong các ngày 8 và 11/2 tới.
Trong khi đó, tổ chức Anh em Hồi giáo đối lập chính khẳng định việc họ tham gia cuộc đàm phán ngày 6/2 là nhằm thăm dò mức độ nghiêm túc của chính phủ đối với cam kết cải cách dân chủ, nhưng cảnh báo những nhượng bộ mà chính phủ đưa ra trong cuộc đàm phán này là chưa đủ.
Nhà lãnh đạo Mahmud Ezzat của tổ chức Anh em Hồi giáo cho biết nhóm này ủng hộ sức ép đòi Tổng thống Mubarak từ chức.
Theo người phát ngôn Chính phủ Ai Cập Magdi Radi, các bên tham gia cuộc đàm phán ngày 6/2 đã chấp nhận để Tổng thống Mubarak nắm quyền lực cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng Chín tới với điều kiện ông không tiếp tục tham gia cuộc bầu cử sắp tới nhằm đảm bảo một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình thông qua bầu cử tự do và công bằng.
Các bên nhất trí thành lập một ủy ban gồm các thẩm phán và chính khách để nghiên cứu và đề xuất những sửa đổi hiến pháp và luật pháp cần thiết vào tuần đầu tiên của tháng Ba tới, đồng thời mở văn phòng tiếp nhận những khiếu nại về tù nhân chính trị; nới lỏng những hạn chế đối với truyền thông; dỡ bỏ lệnh về tình trạng khẩn cấp khi tình hình an ninh được cải thiện và phản đối sự can thiệp của nước ngoài.
Tuy nhiên, người chủ trì cuộc thương lượng là Phó Tổng thống Suleiman phản đối yêu sách của phe đối lập đòi ông điều hành đất nước thay Tổng thống Mubarak trong quá trình chuyển giao quyền lực./.
Bước sang ngày biểu tình thứ 14, phe đối lập vẫn phong tỏa quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo mà họ chiếm giữ nửa tháng nay, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục ở lại đây nếu ông Mubarak không từ chức hoặc chuyển giao quyền lực ngay lập tức cho Phó Tổng thống Omar Suleiman.
Phe đối lập cũng thông báo sẽ tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố trong các ngày 8 và 11/2 tới.
Trong khi đó, tổ chức Anh em Hồi giáo đối lập chính khẳng định việc họ tham gia cuộc đàm phán ngày 6/2 là nhằm thăm dò mức độ nghiêm túc của chính phủ đối với cam kết cải cách dân chủ, nhưng cảnh báo những nhượng bộ mà chính phủ đưa ra trong cuộc đàm phán này là chưa đủ.
Nhà lãnh đạo Mahmud Ezzat của tổ chức Anh em Hồi giáo cho biết nhóm này ủng hộ sức ép đòi Tổng thống Mubarak từ chức.
Theo người phát ngôn Chính phủ Ai Cập Magdi Radi, các bên tham gia cuộc đàm phán ngày 6/2 đã chấp nhận để Tổng thống Mubarak nắm quyền lực cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng Chín tới với điều kiện ông không tiếp tục tham gia cuộc bầu cử sắp tới nhằm đảm bảo một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình thông qua bầu cử tự do và công bằng.
Các bên nhất trí thành lập một ủy ban gồm các thẩm phán và chính khách để nghiên cứu và đề xuất những sửa đổi hiến pháp và luật pháp cần thiết vào tuần đầu tiên của tháng Ba tới, đồng thời mở văn phòng tiếp nhận những khiếu nại về tù nhân chính trị; nới lỏng những hạn chế đối với truyền thông; dỡ bỏ lệnh về tình trạng khẩn cấp khi tình hình an ninh được cải thiện và phản đối sự can thiệp của nước ngoài.
Tuy nhiên, người chủ trì cuộc thương lượng là Phó Tổng thống Suleiman phản đối yêu sách của phe đối lập đòi ông điều hành đất nước thay Tổng thống Mubarak trong quá trình chuyển giao quyền lực./.
(TTXVN/Vietnam+)