Tổng thống Ecuador Rafael Correa phải hủy chuyến thăm Cuba đã được chuẩn bị xong xuôi để tham dự một phiên tòa trong cương vị một thường dân tố cáo tờ báo El Universo vì tội xúc phạm.
Theo ông, trong nhiều năm, thay vì làm nhiệm vụ thông tin, báo chí Ecuador lại làm chính trị hoặc đóng vai trò của quan tòa, như dựng lên hoặc lật đổ tổng thống này hoặc tổng thống kia, hoặc ra phán quyết ai có tội hoặc vô can...
Phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại trụ sở Tòa án công lý quốc gia Ecuador (Tòa án tối cao) kéo dài liên tục hơn 13 tiếng đồng hồ với sự hiện diện của Tổng thống Correa, người mặc dù bận “trăm công ngàn việc” vẫn quyết định có mặt để làm “ra môn ra khoai” vụ án dân sự mà ông là nguyên đơn.
Tháng 3/2011, Tổng thống Correa nộp đơn kiện tờ El Universo một tháng sau khi ông Emilio Palacio, người phụ trách mục bình luận, viết bài với tiêu đề “Không cần sự dối trá nữa,” trong đó vu cáo Tổng thống “phạm tội chống lại nhân loại” vì ra lệnh cho quân đội bắn có chủ ý vào bệnh viện có đông người vô tội, ám chỉ vụ quân đội nước này giải thoát Tổng thống bị bắt giữ trong một cuộc binh biến do một nhóm cảnh sát bất mãn tiến hành nhằm lật đổ chính phủ hồi cuối tháng 9/2010.
Trong phiên sơ thẩm ngày 23/9/2011, tòa án đã tuyên phạt báo 10 triệu USD, đồng thời phạt 3 nhà lãnh đạo của tờ báo là ba anh em Carlos Perez (giám đốc), Cesar Perez, Nicolas Perez (2 phó giám đốc) và ông Emilio Palacio mỗi người 3 năm tù giam cùng số tiền phạt 30 triệu USD cho 4 bị can này.
Sau khi luật sư bên bị đơn kháng án, phiên tòa phúc thẩm - bắt đầu ngày 15/2 và kết thúc ngày 16/2 vừa qua - đã giữ nguyên bản án. Ngoài việc bị phạt tiền, báo còn phải thanh toán khoản án phí trên 2 triệu USD.
Phát biểu tại cuộc gặp báo chí nước ngoài ngay sau quyết định y án của phiên tòa, Tổng thống Correa nói ông sẵn sàng đề nghị tha bổng cho những người bị phạt bởi vì ông đã đạt được mục đích là chứng minh được rằng tờ El Universo đã nói dối và chịu trách nhiệm về sự lăng mạ nhằm vào ông không chỉ là tác giả mà cả chủ báo. Theo tổng thống, không thể chấp nhận việc ông bị tố cáo là kẻ giết người trong khi xuýt bị mất mạng trong vụ binh biến đó (ông bị khống chế trong gần 10 tiếng tại một bệnh viện của Cảnh sát).
Tổng thống Correa cho biết phiên tòa diễn ra bởi sự ngạo mạn của El Universo, vì nhật báo có tira phát hành lớn nhất tại Ecuador này không chịu đính chính như Hiến pháp đòi hỏi. Với vụ kiện này, ông muốn người dân không còn sợ hãi và biết bảo vệ mình trước sự lạm quyền của một bộ phận báo chí tự coi mình là một quyền lực bất khả chiến bại, tồn tại trên luật pháp và hành động vì lợi ích của một số nhóm quyền lực. Tổng thống khẳng định quyền ngôn luận là của tất cả mọi người chứ không phải chỉ của những người có tiền để có cơ sở in và xuất bản.
Để tránh cho bên bị kiện có cớ gây cản trở công lý, Tổng thống Correa đã hủy chuyến thăm Cuba, nơi ông được mời để khánh thành Hội chợ sách Havana.
Theo Tổng thống, có hơn 12.000 vụ kiện liên quan tới tội xúc phạm tại Ecuador, thế nhưng chỉ có vụ này được báo chí làm rùm beng bởi lẽ đơn giản là chủ của tờ báo là những nhân vật đầy quyền lực. Ông cho biết không có bị cáo nào khác từng bị kết tội xúc phạm được Hiệp hội báo chí liên Mỹ hoặc Hiệp hội chủ bút Ecuador lên tiếng bảo vệ.
Tổng thống Correa coi việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận thực sự là một cuộc cách mạng mà Mỹ Latinh phải tiến hành và ông cho rằng vấn đề này cần được thảo luận tại Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR) và Liên minh Boliva cho các dân tộc châu Mỹ (ALBA), bởi vì tất cả các tổng thống khu vực này đề than phiền về sự lạm quyền của báo chí.
Nhà lãnh đạo Ecuador cho biết sẽ tặng số tiền thắng kiện cho một sáng kiến quyên góp tiền nhằm không triển khai khai thác dầu mỏ tại một công viên ở rừng Amazon của nước này nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Bất chấp bị báo chí tấn công có hệ thống, uy tín của Tổng thống Correa trong dân chúng luôn ở mức rất cao. Theo các cuộc thăm dò dư luận trong nước và khu vực, bình quân 75% số người được hỏi đánh giá tốt sự điều hành của nhà lãnh đạo cánh tả này trong năm 2011. Ông là nguyên thủ duy nhất tại Mỹ Latinh có uy tín vượt trội và đạt mức cao như khi nhậm chức cách đây 5 năm.
Có được sự ủng hộ này bởi trong thời gian cầm quyền Tổng thống Correa đã đưa ra những thay đổi mạnh mẽ nhằm cải cách hệ thống chính trị, trong đó có việc cải tổ hiến pháp, xóa bỏ mô hình tự do mới và tiến hành các chính sách kinh tế xã hội vì lợi ích của người nghèo./.
Theo ông, trong nhiều năm, thay vì làm nhiệm vụ thông tin, báo chí Ecuador lại làm chính trị hoặc đóng vai trò của quan tòa, như dựng lên hoặc lật đổ tổng thống này hoặc tổng thống kia, hoặc ra phán quyết ai có tội hoặc vô can...
Phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại trụ sở Tòa án công lý quốc gia Ecuador (Tòa án tối cao) kéo dài liên tục hơn 13 tiếng đồng hồ với sự hiện diện của Tổng thống Correa, người mặc dù bận “trăm công ngàn việc” vẫn quyết định có mặt để làm “ra môn ra khoai” vụ án dân sự mà ông là nguyên đơn.
Tháng 3/2011, Tổng thống Correa nộp đơn kiện tờ El Universo một tháng sau khi ông Emilio Palacio, người phụ trách mục bình luận, viết bài với tiêu đề “Không cần sự dối trá nữa,” trong đó vu cáo Tổng thống “phạm tội chống lại nhân loại” vì ra lệnh cho quân đội bắn có chủ ý vào bệnh viện có đông người vô tội, ám chỉ vụ quân đội nước này giải thoát Tổng thống bị bắt giữ trong một cuộc binh biến do một nhóm cảnh sát bất mãn tiến hành nhằm lật đổ chính phủ hồi cuối tháng 9/2010.
Trong phiên sơ thẩm ngày 23/9/2011, tòa án đã tuyên phạt báo 10 triệu USD, đồng thời phạt 3 nhà lãnh đạo của tờ báo là ba anh em Carlos Perez (giám đốc), Cesar Perez, Nicolas Perez (2 phó giám đốc) và ông Emilio Palacio mỗi người 3 năm tù giam cùng số tiền phạt 30 triệu USD cho 4 bị can này.
Sau khi luật sư bên bị đơn kháng án, phiên tòa phúc thẩm - bắt đầu ngày 15/2 và kết thúc ngày 16/2 vừa qua - đã giữ nguyên bản án. Ngoài việc bị phạt tiền, báo còn phải thanh toán khoản án phí trên 2 triệu USD.
Phát biểu tại cuộc gặp báo chí nước ngoài ngay sau quyết định y án của phiên tòa, Tổng thống Correa nói ông sẵn sàng đề nghị tha bổng cho những người bị phạt bởi vì ông đã đạt được mục đích là chứng minh được rằng tờ El Universo đã nói dối và chịu trách nhiệm về sự lăng mạ nhằm vào ông không chỉ là tác giả mà cả chủ báo. Theo tổng thống, không thể chấp nhận việc ông bị tố cáo là kẻ giết người trong khi xuýt bị mất mạng trong vụ binh biến đó (ông bị khống chế trong gần 10 tiếng tại một bệnh viện của Cảnh sát).
Tổng thống Correa cho biết phiên tòa diễn ra bởi sự ngạo mạn của El Universo, vì nhật báo có tira phát hành lớn nhất tại Ecuador này không chịu đính chính như Hiến pháp đòi hỏi. Với vụ kiện này, ông muốn người dân không còn sợ hãi và biết bảo vệ mình trước sự lạm quyền của một bộ phận báo chí tự coi mình là một quyền lực bất khả chiến bại, tồn tại trên luật pháp và hành động vì lợi ích của một số nhóm quyền lực. Tổng thống khẳng định quyền ngôn luận là của tất cả mọi người chứ không phải chỉ của những người có tiền để có cơ sở in và xuất bản.
Để tránh cho bên bị kiện có cớ gây cản trở công lý, Tổng thống Correa đã hủy chuyến thăm Cuba, nơi ông được mời để khánh thành Hội chợ sách Havana.
Theo Tổng thống, có hơn 12.000 vụ kiện liên quan tới tội xúc phạm tại Ecuador, thế nhưng chỉ có vụ này được báo chí làm rùm beng bởi lẽ đơn giản là chủ của tờ báo là những nhân vật đầy quyền lực. Ông cho biết không có bị cáo nào khác từng bị kết tội xúc phạm được Hiệp hội báo chí liên Mỹ hoặc Hiệp hội chủ bút Ecuador lên tiếng bảo vệ.
Tổng thống Correa coi việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận thực sự là một cuộc cách mạng mà Mỹ Latinh phải tiến hành và ông cho rằng vấn đề này cần được thảo luận tại Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR) và Liên minh Boliva cho các dân tộc châu Mỹ (ALBA), bởi vì tất cả các tổng thống khu vực này đề than phiền về sự lạm quyền của báo chí.
Nhà lãnh đạo Ecuador cho biết sẽ tặng số tiền thắng kiện cho một sáng kiến quyên góp tiền nhằm không triển khai khai thác dầu mỏ tại một công viên ở rừng Amazon của nước này nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Bất chấp bị báo chí tấn công có hệ thống, uy tín của Tổng thống Correa trong dân chúng luôn ở mức rất cao. Theo các cuộc thăm dò dư luận trong nước và khu vực, bình quân 75% số người được hỏi đánh giá tốt sự điều hành của nhà lãnh đạo cánh tả này trong năm 2011. Ông là nguyên thủ duy nhất tại Mỹ Latinh có uy tín vượt trội và đạt mức cao như khi nhậm chức cách đây 5 năm.
Có được sự ủng hộ này bởi trong thời gian cầm quyền Tổng thống Correa đã đưa ra những thay đổi mạnh mẽ nhằm cải cách hệ thống chính trị, trong đó có việc cải tổ hiến pháp, xóa bỏ mô hình tự do mới và tiến hành các chính sách kinh tế xã hội vì lợi ích của người nghèo./.
Quang Sơn (Vietnam+)