Ngày 9/4, Quốc hội Mali thông báo Chủ tịch Quốc hội Dioncounda Traoré sẽ nhậm chức Tổng thống lâm thời vào ngày 11/4.
Lễ tuyên thệ sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Bamako, dưới sự chủ trì của Chánh án Tòa án Tối cao Mali, đúng theo quy định của hiến pháp năm 1992.
Ông Traoré đã có cuộc hội đàm với thủ lĩnh nhóm binh sỹ đảo chính Amadou Sanogo ngày 9/4, trước sự chứng kiến của các trung gian hòa giải quốc tế tại một doanh trại quân đội gần thủ đô.
Phát biểu sau cuộc gặp, Bộ trưởng Hội nhập châu Phi của Cote d'Ivoire Adama Bictogo - một trong các nhà trung gian hòa giải, cho biết các bên đã nhất trí khuôn khổ một số điểm quan trọng.
[Phe đảo chính Mali thỏa thuận chuyển giao quyền lực]
Việc ông Traoré nhậm chức Tổng thống lâm thời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình lập lại trật tự hiến pháp ở Mali sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/3. Theo thỏa thuận giữa ECOWAS với lực lượng đảo chính, ông Traoré sẽ thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc có nhiệm vụ tổ chức tổng tuyển cử.
Trước đó, Tổng thống Amadou Toumani Toure đã từ chức để mở đường cho cuộc chuyển giao quyền lực này, đồng thời mở ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại Mali kéo dài hai tháng qua.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình cùng ngày, Đại úy Sanogo cho biết sẽ kêu gọi các các đối tác của Mali hỗ trợ về trang thiết bị và hậu cần, đồng thời nhấn mạnh không muốn các lực lượng nước ngoài hỗ trợ chống phiến quân ly khai ở miền Bắc Mali.
Trước đó, ECOWAS cho biết đang chuẩn bị một lực lượng 3.000 binh sỹ sẵn sàng triển khai tới Mali giúp giải phóng khu vực miền Bắc đang bị lực lượng Mặt trận dân tộc giải phóng Azawad (MNLA) của người Tuareg chiếm giữ.
Khủng hoảng nhân đạo ở khu vực miền Bắc Mali đang ngày càng nghiêm trọng kể từ khi vùng Azawad bị cô lập với thế giới do MNLA, với khoảng 500 tay súng, tuyên bố ly khai tại đây.
Ông Abdou Sidibe, một nghị sỹ Mali, cho biết ngày càng có nhiều người thiếu ăn tại khu vực này này và đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần can thiệp.
Ngày 9/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các bên tại Mali giải quyết bất đồng thông qua đối thoại.
Trong một thông cáo báo chí, 15 thành viên Hội đồng bày tỏ ủng hộ các nỗ lực của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) cũng như của Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Tây Phi và của Liên minh châu Phi (AU) nhằm lập lại trật tự hiến pháp ở Mali và thúc đẩy các bước cụ thể để bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ở nước này.
Tuyên bố kêu gọi tất cả các bên lập tức thực thi thỏa thuận chuyển giao quyền lực vừa đạt được giữa lực lượng đảo chính ở Mali với các nhà trung gian hòa giải thuộc ECOWAS.
[Tổng thống Mali Amadou Toure chính thức từ chức]
Các thành viên Hội đồng Bảo an cũng bày tỏ lo ngại về mối đe dọa khủng bố ngày càng gia tăng tại miền Bắc Mali do có sự hiện diện của các phần tử khủng bố Al-Qaeda và các phần tử cực đoan trong số các phiến quân người Tuareg đòi ly khai. Thông cáo nhấn mạnh: "Yêu cầu phiến quân ngừng mọi hành động thù địch ở miền Bắc Mali."
Bên cạnh đó, Hội đồng Bảo an cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình nhân đạo đang xuống cấp nhanh chóng tại khu vực này.
Phản ứng về những diễn biến tại Mali, Nga đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Tây Phi này.
Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 9/4 "kêu gọi tất cả các bên liên quan thực thi thỏa thuận khung này không chậm trễ," cho rằng những động thái này sẽ tạo cơ hội cho người dân Mali tập trung giải quyết vấn đề lãnh thổ miền Bắc trên nguyên tắc duy trì thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như chống lại các mối đe dọa khủng bố và ly khai trên toàn khu vực.
Trung Quốc cũng hoan nghênh các diễn biến tích cực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Mali, đồng thời đánh giá cao các nỗ lực của ECOWAS.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân bày tỏ hy vọng các bên liên quan ở Mali sẽ thực thi thỏa thuận khung với ECOWAS càng sớm càng tốt. Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại trước tình hình ở miền Bắc Mali và hy vọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Mali không bị vi phạm./.
Lễ tuyên thệ sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Bamako, dưới sự chủ trì của Chánh án Tòa án Tối cao Mali, đúng theo quy định của hiến pháp năm 1992.
Ông Traoré đã có cuộc hội đàm với thủ lĩnh nhóm binh sỹ đảo chính Amadou Sanogo ngày 9/4, trước sự chứng kiến của các trung gian hòa giải quốc tế tại một doanh trại quân đội gần thủ đô.
Phát biểu sau cuộc gặp, Bộ trưởng Hội nhập châu Phi của Cote d'Ivoire Adama Bictogo - một trong các nhà trung gian hòa giải, cho biết các bên đã nhất trí khuôn khổ một số điểm quan trọng.
[Phe đảo chính Mali thỏa thuận chuyển giao quyền lực]
Việc ông Traoré nhậm chức Tổng thống lâm thời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình lập lại trật tự hiến pháp ở Mali sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/3. Theo thỏa thuận giữa ECOWAS với lực lượng đảo chính, ông Traoré sẽ thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc có nhiệm vụ tổ chức tổng tuyển cử.
Trước đó, Tổng thống Amadou Toumani Toure đã từ chức để mở đường cho cuộc chuyển giao quyền lực này, đồng thời mở ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại Mali kéo dài hai tháng qua.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình cùng ngày, Đại úy Sanogo cho biết sẽ kêu gọi các các đối tác của Mali hỗ trợ về trang thiết bị và hậu cần, đồng thời nhấn mạnh không muốn các lực lượng nước ngoài hỗ trợ chống phiến quân ly khai ở miền Bắc Mali.
Trước đó, ECOWAS cho biết đang chuẩn bị một lực lượng 3.000 binh sỹ sẵn sàng triển khai tới Mali giúp giải phóng khu vực miền Bắc đang bị lực lượng Mặt trận dân tộc giải phóng Azawad (MNLA) của người Tuareg chiếm giữ.
Khủng hoảng nhân đạo ở khu vực miền Bắc Mali đang ngày càng nghiêm trọng kể từ khi vùng Azawad bị cô lập với thế giới do MNLA, với khoảng 500 tay súng, tuyên bố ly khai tại đây.
Ông Abdou Sidibe, một nghị sỹ Mali, cho biết ngày càng có nhiều người thiếu ăn tại khu vực này này và đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần can thiệp.
Ngày 9/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các bên tại Mali giải quyết bất đồng thông qua đối thoại.
Trong một thông cáo báo chí, 15 thành viên Hội đồng bày tỏ ủng hộ các nỗ lực của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) cũng như của Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Tây Phi và của Liên minh châu Phi (AU) nhằm lập lại trật tự hiến pháp ở Mali và thúc đẩy các bước cụ thể để bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ở nước này.
Tuyên bố kêu gọi tất cả các bên lập tức thực thi thỏa thuận chuyển giao quyền lực vừa đạt được giữa lực lượng đảo chính ở Mali với các nhà trung gian hòa giải thuộc ECOWAS.
[Tổng thống Mali Amadou Toure chính thức từ chức]
Các thành viên Hội đồng Bảo an cũng bày tỏ lo ngại về mối đe dọa khủng bố ngày càng gia tăng tại miền Bắc Mali do có sự hiện diện của các phần tử khủng bố Al-Qaeda và các phần tử cực đoan trong số các phiến quân người Tuareg đòi ly khai. Thông cáo nhấn mạnh: "Yêu cầu phiến quân ngừng mọi hành động thù địch ở miền Bắc Mali."
Bên cạnh đó, Hội đồng Bảo an cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình nhân đạo đang xuống cấp nhanh chóng tại khu vực này.
Phản ứng về những diễn biến tại Mali, Nga đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Tây Phi này.
Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 9/4 "kêu gọi tất cả các bên liên quan thực thi thỏa thuận khung này không chậm trễ," cho rằng những động thái này sẽ tạo cơ hội cho người dân Mali tập trung giải quyết vấn đề lãnh thổ miền Bắc trên nguyên tắc duy trì thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như chống lại các mối đe dọa khủng bố và ly khai trên toàn khu vực.
Trung Quốc cũng hoan nghênh các diễn biến tích cực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Mali, đồng thời đánh giá cao các nỗ lực của ECOWAS.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân bày tỏ hy vọng các bên liên quan ở Mali sẽ thực thi thỏa thuận khung với ECOWAS càng sớm càng tốt. Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại trước tình hình ở miền Bắc Mali và hy vọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Mali không bị vi phạm./.
(TTXVN)