Thủ tướng tạm quyền Lebanon Saad Hariri ngày 24/1 bác bỏ khả năng tham gia chính phủ do phong trào Hồi giáo dòng Shiite Hezbollah đứng đầu.
Phát biểu trước khi Quốc hội cùng ngày 24/1 bắt đầu cuộc thảo luận trong hai ngày để bầu chọn thủ tướng mới, ông Hariri tuyên bố sẽ không tham gia bất kỳ chính phủ mới nào đặt dưới sự lãnh đạo của một ứng cử viên được Hezbollah ủng hộ.
Trong khi đó, đảng Phong trào Tương lai của ông Hariri cáo buộc Hezbollah tiến hành đảo chính bằng việc tìm cách để ứng cử viên của Hezbollah đứng đầu một chính phủ mới.
Trong tuyên bố trước đó, thủ lĩnh Hezbollah khẳng định sẽ hợp tác với mọi đảng phái chính trị nếu ứng cử viên của họ được Quốc hội ủng hộ giữ chức thủ tướng.
Tại cuộc tham vấn Tổng thống Michel Suleiman cùng ngày, Hezbollah và các đảng đồng minh đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Suleiman đối với ứng cử viên thủ tướng của họ là ông Najib Mikati, một trùm tư bản viễn thông và cũng từng giữ chức Thủ tướng Lebanon năm 2005. Dự kiến tại cuộc họp với toàn thể các nhóm đảng trong Quốc hội hôm nay (25/1), Tổng thống Suleiman sẽ đề nghị ông Mikati đứng ra thành lập chính phủ mới.
Theo hệ thống chia sẻ quyền lực chính trị tại Lebanon từ trước tới nay, Thủ tướng là người Hồi giáo dòng Sunni, Chủ tịch Quốc hội là người Shiite và Tổng thống là người Cơ đốc giáo Maronit. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của thủ lĩnh sắc tộc Druze Walid Jumblatt và sáu thành viên thuộc nhóm đảng của ông này tại Quốc hội, ứng cử viên của Hezbollah sẽ chắc chắn nhận được 65 phiếu thuận trên tổng số 128 nghị sỹ trong cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng tại Quốc hội.
Trong khi đó, ngày 24/1 biểu tình đã diễn ra ở nhiều nơi có đông người Hồi giáo dòng Sunni sinh sống ở Lebanon. Người biểu tình đã đốt lốp xe và chặn các ngả đường chính dẫn vào thủ đô Beirut, thành phố cảng Tripoli ở miền Bắc, thành phố duyên hải Sidon ở miền Nam và nhiều thị trấn khác ở miền Bắc... nhằm phản đối khả năng ông Mikati trở thành thủ tướng.
Tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley cho biết Mỹ "đặc biệt lo ngại" nếu Hezbollah đóng vai trò chính trong chính phủ mới ở Lebanon. Ông Crowley nhắc lại rằng Washington coi Hezbollah là một tổ chức khủng bố và cho rằng vai trò của Hezbollah càng lớn thì quan hệ Mỹ-Lebanon sẽ càng có vấn đề.
Chính phủ đoàn kết dân tộc của Lebanon do Thủ tướng Hariri đứng đầu đã sụp đổ hồi đầu tháng này sau khi Hezbollah và các đồng minh rút lui do bất đồng kéo dài về cuộc điều tra vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005./.
Phát biểu trước khi Quốc hội cùng ngày 24/1 bắt đầu cuộc thảo luận trong hai ngày để bầu chọn thủ tướng mới, ông Hariri tuyên bố sẽ không tham gia bất kỳ chính phủ mới nào đặt dưới sự lãnh đạo của một ứng cử viên được Hezbollah ủng hộ.
Trong khi đó, đảng Phong trào Tương lai của ông Hariri cáo buộc Hezbollah tiến hành đảo chính bằng việc tìm cách để ứng cử viên của Hezbollah đứng đầu một chính phủ mới.
Trong tuyên bố trước đó, thủ lĩnh Hezbollah khẳng định sẽ hợp tác với mọi đảng phái chính trị nếu ứng cử viên của họ được Quốc hội ủng hộ giữ chức thủ tướng.
Tại cuộc tham vấn Tổng thống Michel Suleiman cùng ngày, Hezbollah và các đảng đồng minh đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Suleiman đối với ứng cử viên thủ tướng của họ là ông Najib Mikati, một trùm tư bản viễn thông và cũng từng giữ chức Thủ tướng Lebanon năm 2005. Dự kiến tại cuộc họp với toàn thể các nhóm đảng trong Quốc hội hôm nay (25/1), Tổng thống Suleiman sẽ đề nghị ông Mikati đứng ra thành lập chính phủ mới.
Theo hệ thống chia sẻ quyền lực chính trị tại Lebanon từ trước tới nay, Thủ tướng là người Hồi giáo dòng Sunni, Chủ tịch Quốc hội là người Shiite và Tổng thống là người Cơ đốc giáo Maronit. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của thủ lĩnh sắc tộc Druze Walid Jumblatt và sáu thành viên thuộc nhóm đảng của ông này tại Quốc hội, ứng cử viên của Hezbollah sẽ chắc chắn nhận được 65 phiếu thuận trên tổng số 128 nghị sỹ trong cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng tại Quốc hội.
Trong khi đó, ngày 24/1 biểu tình đã diễn ra ở nhiều nơi có đông người Hồi giáo dòng Sunni sinh sống ở Lebanon. Người biểu tình đã đốt lốp xe và chặn các ngả đường chính dẫn vào thủ đô Beirut, thành phố cảng Tripoli ở miền Bắc, thành phố duyên hải Sidon ở miền Nam và nhiều thị trấn khác ở miền Bắc... nhằm phản đối khả năng ông Mikati trở thành thủ tướng.
Tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley cho biết Mỹ "đặc biệt lo ngại" nếu Hezbollah đóng vai trò chính trong chính phủ mới ở Lebanon. Ông Crowley nhắc lại rằng Washington coi Hezbollah là một tổ chức khủng bố và cho rằng vai trò của Hezbollah càng lớn thì quan hệ Mỹ-Lebanon sẽ càng có vấn đề.
Chính phủ đoàn kết dân tộc của Lebanon do Thủ tướng Hariri đứng đầu đã sụp đổ hồi đầu tháng này sau khi Hezbollah và các đồng minh rút lui do bất đồng kéo dài về cuộc điều tra vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005./.
(TTXVN/Vietnam+)