Sáng 29/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama ở thăm Nam Phi đã có cuộc hội đàm chính thức với người đồng cấp nước chủ nhà Jacob Zuma về các vấn đề quan hệ song phương và khu vực.
Trong cuộc hội đàm diễn ra tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Pretoria, Tổng thống Zuma bày tỏ mong muốn Mỹ đầu tư vào nền kinh tế Nam Phi vì lợi ích của cả hai nước.
Bày tỏ quan ngại về bế tắc trong tiến trình hoà bình tại Trung Đông, ông Zuma nhấn mạnh quan điểm của Nam Phi cho rằng "Trung Đông sẽ không có được một nền hoà bình lâu dài nếu không giải quyết được các vấn đề khác trong khu vực."
Chuyến thăm của ông Obama diễn ra vào thời điểm sức khỏe của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đang nguy kịch.
Hoan nghênh ông Obama - vị tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ - tới Nam Phi, Tổng thống Zuma nhấn mạnh ông Obama và ông Mandela - tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi và là biểu tượng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, "mang trong mình giấc mơ của hàng triệu người châu Phi."
[Ông Obama sẽ không tới thăm Mandela ở bệnh viện]
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ gặp gia đình ông Mandela ngày 30/6, nhưng không có kế hoạch tới thăm ông Mandela tại bệnh viện.
Nam Phi là chặng dừng chân thứ hai của Tổng thống Obama trong chuyến công du 3 nước châu Phi, gồm cả Senegal và Tanzania, từ ngày 26/6 đến 3/7.
Tại chặng dừng chân đầu tiên ở Senegal, ông Obama đã hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall ngày 27/6, khẳng định Mỹ sẽ vẫn là đối tác quan trọng nhất của Senegal.
Tổng thống Obama cũng cam kết Mỹ sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở châu Phi, thông qua sáng kiến về an ninh lương thực nhằm giúp nông dân ở châu lục này tăng sản xuất và thu nhập.
Ngoài ra, ông Obama cam kết phối hợp chặt chẽ với Senegal trong cuộc chiến chống HIV/AIDS và sốt rét. Tổng thống Mỹ cũng cam kết sẽ giúp các nước châu Phi tăng cường dân chủ, năng lực lãnh đạo, luật pháp...
Chính phủ Nam Phi coi chuyến thăm của ông Obama là một chuyến thăm "lịch sử", qua đó đưa các mối quan hệ kinh tế, chính trị cũng như quan hệ giữa người dân hai nước lên một mức cao mới, đồng thời giúp tăng cường hợp tác giữa Mỹ và lục địa châu Phi.
Mỹ hiện là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Nam Phi. Khoảng 600 công ty Mỹ đang hoạt động tại Nam Phi, sử dụng hơn 150.000 lao động địa phương.
Theo kế hoạch, chiều 29/6, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ sinh viên Đại học Johannesburg - nơi đề nghị trao cho ông bằng tiến sĩ luật danh dự.
Ngày 30/6, ông Obama sẽ tới Cape Town và có bài phát biểu về chính sách của Mỹ đối với châu Phi tại Đại học Cape Town và thăm đảo Robben, nơi ông Mandela đã trải qua 18 năm bị giam cầm dưới chế độ phân biệt chủng tộc./.
Trong cuộc hội đàm diễn ra tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Pretoria, Tổng thống Zuma bày tỏ mong muốn Mỹ đầu tư vào nền kinh tế Nam Phi vì lợi ích của cả hai nước.
Bày tỏ quan ngại về bế tắc trong tiến trình hoà bình tại Trung Đông, ông Zuma nhấn mạnh quan điểm của Nam Phi cho rằng "Trung Đông sẽ không có được một nền hoà bình lâu dài nếu không giải quyết được các vấn đề khác trong khu vực."
Chuyến thăm của ông Obama diễn ra vào thời điểm sức khỏe của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đang nguy kịch.
Hoan nghênh ông Obama - vị tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ - tới Nam Phi, Tổng thống Zuma nhấn mạnh ông Obama và ông Mandela - tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi và là biểu tượng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, "mang trong mình giấc mơ của hàng triệu người châu Phi."
[Ông Obama sẽ không tới thăm Mandela ở bệnh viện]
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ gặp gia đình ông Mandela ngày 30/6, nhưng không có kế hoạch tới thăm ông Mandela tại bệnh viện.
Nam Phi là chặng dừng chân thứ hai của Tổng thống Obama trong chuyến công du 3 nước châu Phi, gồm cả Senegal và Tanzania, từ ngày 26/6 đến 3/7.
Tại chặng dừng chân đầu tiên ở Senegal, ông Obama đã hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall ngày 27/6, khẳng định Mỹ sẽ vẫn là đối tác quan trọng nhất của Senegal.
Tổng thống Obama cũng cam kết Mỹ sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở châu Phi, thông qua sáng kiến về an ninh lương thực nhằm giúp nông dân ở châu lục này tăng sản xuất và thu nhập.
Ngoài ra, ông Obama cam kết phối hợp chặt chẽ với Senegal trong cuộc chiến chống HIV/AIDS và sốt rét. Tổng thống Mỹ cũng cam kết sẽ giúp các nước châu Phi tăng cường dân chủ, năng lực lãnh đạo, luật pháp...
Chính phủ Nam Phi coi chuyến thăm của ông Obama là một chuyến thăm "lịch sử", qua đó đưa các mối quan hệ kinh tế, chính trị cũng như quan hệ giữa người dân hai nước lên một mức cao mới, đồng thời giúp tăng cường hợp tác giữa Mỹ và lục địa châu Phi.
Mỹ hiện là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Nam Phi. Khoảng 600 công ty Mỹ đang hoạt động tại Nam Phi, sử dụng hơn 150.000 lao động địa phương.
Theo kế hoạch, chiều 29/6, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ sinh viên Đại học Johannesburg - nơi đề nghị trao cho ông bằng tiến sĩ luật danh dự.
Ngày 30/6, ông Obama sẽ tới Cape Town và có bài phát biểu về chính sách của Mỹ đối với châu Phi tại Đại học Cape Town và thăm đảo Robben, nơi ông Mandela đã trải qua 18 năm bị giam cầm dưới chế độ phân biệt chủng tộc./.
(TTXVN)