Ngày 7/5, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một loạt sắc lệnh liên quan đến các phương hướng chủ chốt phát triển đất nước và hoạt động của chính quyền.
Trong sắc lệnh "Về chính sách kinh tế dài hạn của chính phủ," Tổng thống Putin yêu cầu chính phủ mới dự kiến do ông Dmitry Medvedev đứng đầu, đạt được chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng hơn, theo đó đến năm 2020 phải tạo ra và hiện đại hóa 25 triệu việc làm có năng suất cao, đến năm 2015 tăng trưởng khối lượng đầu tư đạt không dưới 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng hơn 30% thị phần sản phẩm các ngành kinh tế công nghệ cao và khoa học chuyên sâu trong GDP vào năm 2018 và đến thời điểm này tăng năng suất lao động lên 1,5 lần.
Ông Putin cũng đặt ra cho đất nước nhiệm vụ phải tạo bước đột phá để đến năm 2018, Nga vươn lên thứ 20 từ vị trị 120 hiện nay trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng thế giới về các điều kiện kinh doanh.
Một sắc lệnh khác đề cập đến chính sách xã hội, trong đó yêu cầu chính phủ phải bảo đảm đến năm 2018, tiền lương thực tế tăng từ 1,4 đến 1,5 lần. Đối tượng được tăng lương nhiều nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
Về việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, Tổng thống Putin coi sự hài lòng của người dân về chất lượng các dịch vụ công là thước đo đánh giá hoạt động của chính phủ.
Ông đề nghị cải thiện triệt để các dịch vụ điện tử, đồng thời yêu cầu chính phủ đến ngày 1/9 tới phải chuẩn y chủ trương "Sáng kiến xã hội Nga" nhằm tạo điều kiện cho người dân đưa ra các đề xuất để thảo luận công khai trên mạng Internet.
Bên cạnh đó, ông Putin còn ký một loạt sắc lệnh về đẩy mạnh phát triển công-nông nghiệp, y tế, giáo dục, dân số, khoa học ...
Đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh đến việc phát triển lực lượng kiềm chế hạt nhân, hải quân cũng như hệ thống phòng thủ, thông tin, tình báo.
Ông yêu cầu chính phủ ngay trong năm 2012 phải xây dựng hệ thống phân tích và lập kế hoạch chiến lược mới trong lĩnh vực đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia Nga.
Về những phương hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga, Tổng thống Putin yêu cầu Bộ Ngoại giao trong hoạt động đối ngoại cần phải "Bảo đảm các lợi ích quốc gia Nga trên cơ sở các nguyên tắc thực dụng, cởi mở và đa phương trong bối cảnh đang hình thành hệ thống đa cực trong quan hệ quốc tế."
Trong sắc lệnh "Về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại," ông Putin đề cao vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ BRICS, G-20, G-8 và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Theo ông Putin, Nga ưu tiên tăng cường quan hệ với các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), chú trọng phối hợp hành động theo kênh Chính phủ liên bang với Belarus, hội nhập Á-Âu trong khuôn khổ Liên minh hải quan, Không gian kinh tế thống nhất và tiến tới thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu vào ngày 1/1/2015. Tăng cường quan hệ với EU nhằm mục đích thành lập "không gian kinh tế và con người thống nhất từ Đại Tây dương đến Thái Bình dương", hủy bỏ thị thực ngắn hạn cho người dân được Nga coi trọng.
Tổng thống Putin đề nghị tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình dương nhằm thúc đẩy phát triển vùng Viễn Đông và Đông Siberi của Nga.
Ông cũng mong muốn củng cố quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Về quan hệ với Mỹ, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga sẽ tìm cách thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ với Mỹ, song không dung thứ việc Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Mátxcơva và muốn có "những sự đảm bảo chắc chắn" rằng lá chắn tên lửa của Mỹ không nhằm vào nước này.
Theo ông Putin, Mátxcơva muốn nâng quan hệ hợp tác với Washington "lên tầm chiến lược đích thực," song các mối quan hệ cần phải dựa trên nguyên tắc "bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng lợi ích của nhau cũng như tôn trọng lẫn nhau."
Nga sẽ tiếp tục tìm kiếm những đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ không nhằm phá hoại an ninh của Nga bằng cách làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của Mátxcơva./.
Trong sắc lệnh "Về chính sách kinh tế dài hạn của chính phủ," Tổng thống Putin yêu cầu chính phủ mới dự kiến do ông Dmitry Medvedev đứng đầu, đạt được chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng hơn, theo đó đến năm 2020 phải tạo ra và hiện đại hóa 25 triệu việc làm có năng suất cao, đến năm 2015 tăng trưởng khối lượng đầu tư đạt không dưới 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng hơn 30% thị phần sản phẩm các ngành kinh tế công nghệ cao và khoa học chuyên sâu trong GDP vào năm 2018 và đến thời điểm này tăng năng suất lao động lên 1,5 lần.
Ông Putin cũng đặt ra cho đất nước nhiệm vụ phải tạo bước đột phá để đến năm 2018, Nga vươn lên thứ 20 từ vị trị 120 hiện nay trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng thế giới về các điều kiện kinh doanh.
Một sắc lệnh khác đề cập đến chính sách xã hội, trong đó yêu cầu chính phủ phải bảo đảm đến năm 2018, tiền lương thực tế tăng từ 1,4 đến 1,5 lần. Đối tượng được tăng lương nhiều nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
Về việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, Tổng thống Putin coi sự hài lòng của người dân về chất lượng các dịch vụ công là thước đo đánh giá hoạt động của chính phủ.
Ông đề nghị cải thiện triệt để các dịch vụ điện tử, đồng thời yêu cầu chính phủ đến ngày 1/9 tới phải chuẩn y chủ trương "Sáng kiến xã hội Nga" nhằm tạo điều kiện cho người dân đưa ra các đề xuất để thảo luận công khai trên mạng Internet.
Bên cạnh đó, ông Putin còn ký một loạt sắc lệnh về đẩy mạnh phát triển công-nông nghiệp, y tế, giáo dục, dân số, khoa học ...
Đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh đến việc phát triển lực lượng kiềm chế hạt nhân, hải quân cũng như hệ thống phòng thủ, thông tin, tình báo.
Ông yêu cầu chính phủ ngay trong năm 2012 phải xây dựng hệ thống phân tích và lập kế hoạch chiến lược mới trong lĩnh vực đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia Nga.
Về những phương hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga, Tổng thống Putin yêu cầu Bộ Ngoại giao trong hoạt động đối ngoại cần phải "Bảo đảm các lợi ích quốc gia Nga trên cơ sở các nguyên tắc thực dụng, cởi mở và đa phương trong bối cảnh đang hình thành hệ thống đa cực trong quan hệ quốc tế."
Trong sắc lệnh "Về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại," ông Putin đề cao vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ BRICS, G-20, G-8 và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Theo ông Putin, Nga ưu tiên tăng cường quan hệ với các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), chú trọng phối hợp hành động theo kênh Chính phủ liên bang với Belarus, hội nhập Á-Âu trong khuôn khổ Liên minh hải quan, Không gian kinh tế thống nhất và tiến tới thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu vào ngày 1/1/2015. Tăng cường quan hệ với EU nhằm mục đích thành lập "không gian kinh tế và con người thống nhất từ Đại Tây dương đến Thái Bình dương", hủy bỏ thị thực ngắn hạn cho người dân được Nga coi trọng.
Tổng thống Putin đề nghị tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình dương nhằm thúc đẩy phát triển vùng Viễn Đông và Đông Siberi của Nga.
Ông cũng mong muốn củng cố quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Về quan hệ với Mỹ, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga sẽ tìm cách thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ với Mỹ, song không dung thứ việc Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Mátxcơva và muốn có "những sự đảm bảo chắc chắn" rằng lá chắn tên lửa của Mỹ không nhằm vào nước này.
Theo ông Putin, Mátxcơva muốn nâng quan hệ hợp tác với Washington "lên tầm chiến lược đích thực," song các mối quan hệ cần phải dựa trên nguyên tắc "bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng lợi ích của nhau cũng như tôn trọng lẫn nhau."
Nga sẽ tiếp tục tìm kiếm những đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ không nhằm phá hoại an ninh của Nga bằng cách làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của Mátxcơva./.
(TTXVN)