Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã cử Ngoại trưởng Jordan Al-Khatib làm đặc phái viên đến Libya.
Thông báo do phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra ngày 6/3 cho biết ông Al-Khatib sẽ tiến hành các cuộc tham vấn khẩn cấp với các nhà chức trách trong khu vực cũng như ở Libya về tình hình nhân đạo ở nước này.
Theo thông báo, trong cuộc thảo luận ngày 6/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc và Ngoại trưởng Libya Musa Kusa đã nhất trí về việc cử ngay một phái đoàn Liên hợp quốc đến Libya để đánh giá tình hình nhân đạo tại nước này.
Dự kiến Văn phòng Liên hợp quốc điều phối các vấn đề nhân đạo sẽ chịu trách nhiệm tổ chức phái đoàn này. Hiện tại, văn phòng đã có một số chuyên gia tại thành phố Bengazi, nơi được báo cáo xảy ra bạo lực nghiêm trọng nhất và hiện do lực lượng nổi dậy kiểm soát.
Cùng ngày 6/3, Chính phủ Libya ra tuyên bố chính thức phản đối Nghị quyết 1970 của Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với gia đình Tổng thống Libya Muamar Gadhafi cùng một số quan chức cấp cao trong chính phủ đương nhiệm.
Chính phủ Libya cho rằng nghị quyết trên chỉ dựa vào những thông tin truyền thông bên ngoài mà không căn cứ vào các thông tin chính xác, có bằng chứng và đáng tin cậy được một ủy ban tìm hiểu sự thật độc lập và công bằng xác nhận.
Tuyên bố cáo buộc các nhóm AL Qaeda nằm vùng tại Libya đã châm ngòi bạo động bằng các vụ tấn công đồn cảnh sát, doanh trại quân đội và kho vũ khí gây nhiều thương vong.
Các vụ đụng độ tiếp diễn trong bối cảnh lực lượng an ninh ủng hộ ông Gadhafi đang phản công giành lại những khu vực rơi vào tay phe nổi dậy.
Các đài truyền hình Libya dẫn nguồn tin quân đội chính phủ cáo buộc tại một số thành phố mà quân chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát, phe nổi dậy cố thủ tại các khu vực dân cư và dùng dân thường làm lá chắn sống.
Các nguồn tin bệnh viện cho biết ít nhất 7 người đã thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong các vụ đụng độ giữa lực lượng nổi dậy và những người ủng hộ ông Gadhafi tại thành phố Bin Jawad, trong khi các nhân chứng cho rằng ít nhất 6 người khác thiệt mạng ở thành phố Bengadi.
Tại Washington, trong bối cảnh giới chức Chính phủ Mỹ thừa nhận khả năng áp đặt vùng cấm bay tại Libya là rất xa vời do vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, người phát ngôn Lầu Năm góc ngày 6/3 nói rõ mặc dù Tổng thống Barack Obama khẳng định mọi lựa chọn, kể cả giải pháp quân sự, đều được cân nhắc, song vấn đề này chưa thảo luận cụ thể.
Theo người phát ngôn này, việc lập vùng cấm bay tại Libya đòi hỏi phải tấn công phủ đầu làm tê liệt hệ thống phòng không, do đó phải được tiến hành dựa trên sự phối hợp với các đồng minh./.
Thông báo do phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra ngày 6/3 cho biết ông Al-Khatib sẽ tiến hành các cuộc tham vấn khẩn cấp với các nhà chức trách trong khu vực cũng như ở Libya về tình hình nhân đạo ở nước này.
Theo thông báo, trong cuộc thảo luận ngày 6/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc và Ngoại trưởng Libya Musa Kusa đã nhất trí về việc cử ngay một phái đoàn Liên hợp quốc đến Libya để đánh giá tình hình nhân đạo tại nước này.
Dự kiến Văn phòng Liên hợp quốc điều phối các vấn đề nhân đạo sẽ chịu trách nhiệm tổ chức phái đoàn này. Hiện tại, văn phòng đã có một số chuyên gia tại thành phố Bengazi, nơi được báo cáo xảy ra bạo lực nghiêm trọng nhất và hiện do lực lượng nổi dậy kiểm soát.
Cùng ngày 6/3, Chính phủ Libya ra tuyên bố chính thức phản đối Nghị quyết 1970 của Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với gia đình Tổng thống Libya Muamar Gadhafi cùng một số quan chức cấp cao trong chính phủ đương nhiệm.
Chính phủ Libya cho rằng nghị quyết trên chỉ dựa vào những thông tin truyền thông bên ngoài mà không căn cứ vào các thông tin chính xác, có bằng chứng và đáng tin cậy được một ủy ban tìm hiểu sự thật độc lập và công bằng xác nhận.
Tuyên bố cáo buộc các nhóm AL Qaeda nằm vùng tại Libya đã châm ngòi bạo động bằng các vụ tấn công đồn cảnh sát, doanh trại quân đội và kho vũ khí gây nhiều thương vong.
Các vụ đụng độ tiếp diễn trong bối cảnh lực lượng an ninh ủng hộ ông Gadhafi đang phản công giành lại những khu vực rơi vào tay phe nổi dậy.
Các đài truyền hình Libya dẫn nguồn tin quân đội chính phủ cáo buộc tại một số thành phố mà quân chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát, phe nổi dậy cố thủ tại các khu vực dân cư và dùng dân thường làm lá chắn sống.
Các nguồn tin bệnh viện cho biết ít nhất 7 người đã thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong các vụ đụng độ giữa lực lượng nổi dậy và những người ủng hộ ông Gadhafi tại thành phố Bin Jawad, trong khi các nhân chứng cho rằng ít nhất 6 người khác thiệt mạng ở thành phố Bengadi.
Tại Washington, trong bối cảnh giới chức Chính phủ Mỹ thừa nhận khả năng áp đặt vùng cấm bay tại Libya là rất xa vời do vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, người phát ngôn Lầu Năm góc ngày 6/3 nói rõ mặc dù Tổng thống Barack Obama khẳng định mọi lựa chọn, kể cả giải pháp quân sự, đều được cân nhắc, song vấn đề này chưa thảo luận cụ thể.
Theo người phát ngôn này, việc lập vùng cấm bay tại Libya đòi hỏi phải tấn công phủ đầu làm tê liệt hệ thống phòng không, do đó phải được tiến hành dựa trên sự phối hợp với các đồng minh./.
(TTXVN/Vietnam+)