Các sự cố xảy ra trong thời gian gần đây trên địa bàn thành phố: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, chất tạo nạc trong thịt …cho thấy, các cơ quan chức năng chưa liên kết được với nhau trong việc quản lý thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến khâu tiêu thụ.
Trong khi, thành phố lại chỉ kiểm tra được thực phẩm có đủ tiêu chuẩn hay không tại các chợ đầu mối chứ chưa kiểm tra được tại nơi nuôi, trồng. Bởi, nguồn thực phẩm của thành phố hầu hết do các tỉnh cung cấp.
Thay đổi cách kiểm soát nguồn thực phẩm đưa vào thành phố
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục Trưởng - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chia sẻ, đến nay, việc kiểm tra thực phẩm tại các chợ đầu mối còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Thứ nhất, việc kiểm tra vài mẫu chưa nói lên được lô hàng đó có đủ an toàn hay không? Thứ hai, đối với những thực phẩm đòi hỏi phải tiêu thụ nhanh nhưng để lấy được kết quả kiểm tra phải mất trung bình ba ngày và trong thời gian chờ xử lý thì những sản phẩm này ít nhiều đã được tung ra thị trường. Do vậy, thực phẩm không đủ tiêu chuẩn an toàn từ các các nơi đưa về vẫn được tiêu thụ.
Muốn chấm dứt tình trạng trên, thành phố buộc phải liên kết, phối hợp với chính quyền các tỉnh nhằm hình thành mô hình kiểm soát thực phẩm khép kín từ đầu ra (cơ quan chức năng tỉnh kiểm tra thực phẩm từ các cơ sở nuôi trồng, nếu đạt tiêu chuẩn mới cho phép vận chuyển về thành phố) đến đầu vào (kiểm nghiệm lại tại thành phố).
Xuất phát từ điều này, ba năm trở lại đây thành phố cùng nhiều tỉnh ký các cam kết cung cấp nguồn ổn định động thực vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, đến năm 2011 thành phố triển khai Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn”. Qua đó, đẩy mạnh hơn nữa việc ký kết với các tỉnh thành nhằm đảm bảo cho thành phố luôn có nguồn thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết, hiện nay thành phố đã ký với 5 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An Tiền Giang) nhằm cung cấp cho thành phố nguồn thịt an toàn. Và nếu năm 2012 vẫn duy trì các ký kết này thì sẽ đáp ứng được 87% tổng nhu cầu về thịt gia súc, gia cầm an toàn của người dân thành phố, riêng trứng gà đảm bảo 70% nhu cầu. Bên cạnh đó, từ tháng 10 năm 2011 thành phố làm việc với Lâm Đồng, ký kết cung cấp cho thành phố được 50.000 tấn/tháng rau an toàn, chiếm 45% sản lượng rau tiêu thụ của thành phố.
Đến cuối năm 2012 nguồn rau từ Lâm Đồng sẽ chiếm khoảng 75-80%. Ngoài ra, thành phố cũng có thỏa thuận cùng 12 tỉnh thành về tiêu thụ thủy sản (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Khánh Hòa… ) với tổng sản lượng đạt 13.000-15.000 tấn/tháng, đảm bảo được 75-80% nhu cầu của người dân. Với tiến độ này việc thực hiện đề án trong những năm sau sẽ có nhiều kết quả khả quan. Từ đó, thành phố tiến hành những bước tiếp theo là nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn thực phẩm trong “chuổi thực phẩm an toàn” được đưa vào địa bàn thành phố (không chỉ đảm bảo an toàn mà còn phải đạt các tiêu chuẩn khác như: VietGap, GlobalGap, HACCP…)
Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Về mặt chính quyền, thành phố đã ký với nhiều tỉnh thành trong vùng để được cung cấp nguồn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, phải làm sao hình thành được cửa hàng bán thực phẩm an toàn hay lôi kéo các công ty, cửa hàng thực phẩm trong thành phố đăng ký kinh doanh sản phẩm trong chuỗi? Cũng như, những khuyến khích để người dân sử dụng thực phẩm an toàn? Đây là những vấn đề không phải có thể giải quyết trong một thời gian ngắn.
Vừa qua, Saigon Co.op đã ký thỏa thuận với đại diện một số nhà cung cấp của các thương hiệu dự kiến tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”: Vissan, Sagrifood (Công ty Chế biến và chăn nuôi Sài Gòn) và các chủ trang trại lớn của các tỉnh…. Đây là những hoạt động nhằm tạo ra nơi tiêu thụ ổn định cho doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Tuy nhiên, những ký kết này không bao quát hết toàn bộ các doanh nghiệp có cam kết với thành phố. Dẫn đến, hầu hết các doanh nghiệp vẫn phải tự tìm cách tiêu thụ sản phẩm của mình bằng việc “gõ cửa” từng nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống lớn trong thành phố, thuyết phục những cơ sở này sử dụng sản phẩm của mình. Trong khi đó, không phải đơn vị kinh doanh ăn uống nào trên địa bàn thành phố cũng dễ dàng chấp nhận những sản phẩm đạt chuẩn này (vì lợi nhuận, vì đã có mối cung cấp truyền thống…).
Như vậy, thành phố cần có nhiều chính sách hơn nữa để thu hút các đơn vị kinh doanh thực phẩm trên thành phố tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn. Có như thế, các doanh nghiệp ở các tỉnh mới duy trì lâu dài các cam kết với thành phố.
Ngoài ra, nếu người dân trong thành phố quay lưng với sản phẩm an toàn thì đề án xem như thất bại. Và việc hình thành thói quen sử dụng thực phẩm an toàn được bày bán tại những địa chỉ uy tín cho người dân lại không phải là điều dễ làm. Bởi giá của thực phẩm này luôn cao hơn thực phẩm khác trong khi thu nhập của nhiều bộ phận người dân trong thành phố lại thấp.
“Không phải người dân không có ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vì thu nhập thấp nên họ vẫn chọn sản phẩm rẻ tiền mặc dù biết sản phẩm đó không đảm bảo vệ sinh. Do vậy, muốn nâng cao ý thức của người dân bên cạnh các giải pháp về giáo dục tuyên truyền thì cần có những chính sách đồng bộ, thiết thực khác về lương bổng, việc làm…giúp người dân nâng cao thu nhập. Như thế, người dân sẽ hưởng ứng và sẳn sàng mua những thực phẩm đảm bảo an toàn” – ông Hòa nhận định.
Ông Hòa cho biết thêm, với quyết tâm xây dựng “chuỗi thực phẩm an toàn,” sắp tới chính quyền thành phố cùng các cơ quan ban ngành sẽ tiến hành xây dựng chuỗi các cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn ở nhiều quận, huyện tại thành phố đồng thời, gắn gắn nhãn mác ‘thực phẩm an toàn” cho các sản phẩm nằm trong chuỗi, điều chỉnh giá hợp lý để các sản phẩm an toàn được bày bán rộng khắp mọi nơi và người tiêu dùng nào cũng có thể mua được. Bên cạnh đó, thành phố còn tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin để người dân biết, hiểu thế nào là thực phẩm nằm trong “chuỗi thực phẩm an toàn.” Và trước mắt, các cơ quan ban ngành sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm trong chuỗi đưa vào sử dụng trong các trường mầm non, siêu thị…trên toàn thành phố./.
Trong khi, thành phố lại chỉ kiểm tra được thực phẩm có đủ tiêu chuẩn hay không tại các chợ đầu mối chứ chưa kiểm tra được tại nơi nuôi, trồng. Bởi, nguồn thực phẩm của thành phố hầu hết do các tỉnh cung cấp.
Thay đổi cách kiểm soát nguồn thực phẩm đưa vào thành phố
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục Trưởng - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chia sẻ, đến nay, việc kiểm tra thực phẩm tại các chợ đầu mối còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Thứ nhất, việc kiểm tra vài mẫu chưa nói lên được lô hàng đó có đủ an toàn hay không? Thứ hai, đối với những thực phẩm đòi hỏi phải tiêu thụ nhanh nhưng để lấy được kết quả kiểm tra phải mất trung bình ba ngày và trong thời gian chờ xử lý thì những sản phẩm này ít nhiều đã được tung ra thị trường. Do vậy, thực phẩm không đủ tiêu chuẩn an toàn từ các các nơi đưa về vẫn được tiêu thụ.
Muốn chấm dứt tình trạng trên, thành phố buộc phải liên kết, phối hợp với chính quyền các tỉnh nhằm hình thành mô hình kiểm soát thực phẩm khép kín từ đầu ra (cơ quan chức năng tỉnh kiểm tra thực phẩm từ các cơ sở nuôi trồng, nếu đạt tiêu chuẩn mới cho phép vận chuyển về thành phố) đến đầu vào (kiểm nghiệm lại tại thành phố).
Xuất phát từ điều này, ba năm trở lại đây thành phố cùng nhiều tỉnh ký các cam kết cung cấp nguồn ổn định động thực vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, đến năm 2011 thành phố triển khai Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn”. Qua đó, đẩy mạnh hơn nữa việc ký kết với các tỉnh thành nhằm đảm bảo cho thành phố luôn có nguồn thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết, hiện nay thành phố đã ký với 5 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An Tiền Giang) nhằm cung cấp cho thành phố nguồn thịt an toàn. Và nếu năm 2012 vẫn duy trì các ký kết này thì sẽ đáp ứng được 87% tổng nhu cầu về thịt gia súc, gia cầm an toàn của người dân thành phố, riêng trứng gà đảm bảo 70% nhu cầu. Bên cạnh đó, từ tháng 10 năm 2011 thành phố làm việc với Lâm Đồng, ký kết cung cấp cho thành phố được 50.000 tấn/tháng rau an toàn, chiếm 45% sản lượng rau tiêu thụ của thành phố.
Đến cuối năm 2012 nguồn rau từ Lâm Đồng sẽ chiếm khoảng 75-80%. Ngoài ra, thành phố cũng có thỏa thuận cùng 12 tỉnh thành về tiêu thụ thủy sản (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Khánh Hòa… ) với tổng sản lượng đạt 13.000-15.000 tấn/tháng, đảm bảo được 75-80% nhu cầu của người dân. Với tiến độ này việc thực hiện đề án trong những năm sau sẽ có nhiều kết quả khả quan. Từ đó, thành phố tiến hành những bước tiếp theo là nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn thực phẩm trong “chuổi thực phẩm an toàn” được đưa vào địa bàn thành phố (không chỉ đảm bảo an toàn mà còn phải đạt các tiêu chuẩn khác như: VietGap, GlobalGap, HACCP…)
Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Về mặt chính quyền, thành phố đã ký với nhiều tỉnh thành trong vùng để được cung cấp nguồn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, phải làm sao hình thành được cửa hàng bán thực phẩm an toàn hay lôi kéo các công ty, cửa hàng thực phẩm trong thành phố đăng ký kinh doanh sản phẩm trong chuỗi? Cũng như, những khuyến khích để người dân sử dụng thực phẩm an toàn? Đây là những vấn đề không phải có thể giải quyết trong một thời gian ngắn.
Vừa qua, Saigon Co.op đã ký thỏa thuận với đại diện một số nhà cung cấp của các thương hiệu dự kiến tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”: Vissan, Sagrifood (Công ty Chế biến và chăn nuôi Sài Gòn) và các chủ trang trại lớn của các tỉnh…. Đây là những hoạt động nhằm tạo ra nơi tiêu thụ ổn định cho doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Tuy nhiên, những ký kết này không bao quát hết toàn bộ các doanh nghiệp có cam kết với thành phố. Dẫn đến, hầu hết các doanh nghiệp vẫn phải tự tìm cách tiêu thụ sản phẩm của mình bằng việc “gõ cửa” từng nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống lớn trong thành phố, thuyết phục những cơ sở này sử dụng sản phẩm của mình. Trong khi đó, không phải đơn vị kinh doanh ăn uống nào trên địa bàn thành phố cũng dễ dàng chấp nhận những sản phẩm đạt chuẩn này (vì lợi nhuận, vì đã có mối cung cấp truyền thống…).
Như vậy, thành phố cần có nhiều chính sách hơn nữa để thu hút các đơn vị kinh doanh thực phẩm trên thành phố tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn. Có như thế, các doanh nghiệp ở các tỉnh mới duy trì lâu dài các cam kết với thành phố.
Ngoài ra, nếu người dân trong thành phố quay lưng với sản phẩm an toàn thì đề án xem như thất bại. Và việc hình thành thói quen sử dụng thực phẩm an toàn được bày bán tại những địa chỉ uy tín cho người dân lại không phải là điều dễ làm. Bởi giá của thực phẩm này luôn cao hơn thực phẩm khác trong khi thu nhập của nhiều bộ phận người dân trong thành phố lại thấp.
“Không phải người dân không có ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vì thu nhập thấp nên họ vẫn chọn sản phẩm rẻ tiền mặc dù biết sản phẩm đó không đảm bảo vệ sinh. Do vậy, muốn nâng cao ý thức của người dân bên cạnh các giải pháp về giáo dục tuyên truyền thì cần có những chính sách đồng bộ, thiết thực khác về lương bổng, việc làm…giúp người dân nâng cao thu nhập. Như thế, người dân sẽ hưởng ứng và sẳn sàng mua những thực phẩm đảm bảo an toàn” – ông Hòa nhận định.
Ông Hòa cho biết thêm, với quyết tâm xây dựng “chuỗi thực phẩm an toàn,” sắp tới chính quyền thành phố cùng các cơ quan ban ngành sẽ tiến hành xây dựng chuỗi các cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn ở nhiều quận, huyện tại thành phố đồng thời, gắn gắn nhãn mác ‘thực phẩm an toàn” cho các sản phẩm nằm trong chuỗi, điều chỉnh giá hợp lý để các sản phẩm an toàn được bày bán rộng khắp mọi nơi và người tiêu dùng nào cũng có thể mua được. Bên cạnh đó, thành phố còn tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin để người dân biết, hiểu thế nào là thực phẩm nằm trong “chuỗi thực phẩm an toàn.” Và trước mắt, các cơ quan ban ngành sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm trong chuỗi đưa vào sử dụng trong các trường mầm non, siêu thị…trên toàn thành phố./.
Lan Phương (TTXVN)