Theo ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất công nghiệp thành phố đã phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đạt mức tăng trưởng cao, qua đó thúc đẩy nhanh sự khôi phục và phát triển nền sản xuất cả nước.
Năm 2010 là năm thứ 2 liên tiếp Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có mức tăng trưởng công nghiệp cao nhất cả nước, dẫn đầu cả về quy mô, mức độ phát triển sản xuất công nghiệp.
Trong thời gian tới, để kích thích sức mua, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa thị trường trong nước, ngành công thương thành phố tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên hàng Việt Nam.”
Trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 4 ngành công nghiệp mũi nhọn là cơ khí chế tạo, điện tử-tin học, hóa chất-nhựa và chế biến lương thực thực phẩm tiếp tục được ưu tiên hàng đầu cùng với việc tập trung vào các dự án tái đầu tư theo chiều sâu với các chính sách hỗ trợ mạnh về vốn, đất đai và thuế.
Thành phố cũng phấn đấu nâng nguồn nhân lực qua đào tạo lên 50%; tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố đến năm 2020, định hướng 2030 sát với thực tiễn hơn.
Thông qua Bộ Công Thương, lãnh đạo ngành công thương thành phố kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm có giải pháp hạ lãi suất vay vốn ngân hàng từ mức 18-20% như hiện nay xuống còn 13-14% nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đạt gần 610.000 tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm trước; trong đó sản xuất công nghiệp Nhà nước chiếm 12,1%, công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 47,8%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 40,1%.
Ngành công nghiệp thành phố chiếm 27,5% vào quy mô sản xuất và góp 3,9% tăng trưởng công nghiệp cả nước, đóng góp 42,1% giá trị sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Qua sản xuất công nghiệp, giá trị mới được tạo ra gần 60.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 290.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,1%.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp thành phố hiện vẫn chiếm đa số là phương thức sản xuất gia công, quy mô nhỏ. Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, hơn 70% phụ liệu phải nhập khẩu với chi phí cao; nguồn nhân lực vừa yếu về chuyên môn, vừa thiếu về số lượng do chính sách đào tạo cũng như sức hút mạnh mẽ của các khu công nghiệp ở một số tỉnh lân cận./.
Năm 2010 là năm thứ 2 liên tiếp Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có mức tăng trưởng công nghiệp cao nhất cả nước, dẫn đầu cả về quy mô, mức độ phát triển sản xuất công nghiệp.
Trong thời gian tới, để kích thích sức mua, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa thị trường trong nước, ngành công thương thành phố tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên hàng Việt Nam.”
Trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 4 ngành công nghiệp mũi nhọn là cơ khí chế tạo, điện tử-tin học, hóa chất-nhựa và chế biến lương thực thực phẩm tiếp tục được ưu tiên hàng đầu cùng với việc tập trung vào các dự án tái đầu tư theo chiều sâu với các chính sách hỗ trợ mạnh về vốn, đất đai và thuế.
Thành phố cũng phấn đấu nâng nguồn nhân lực qua đào tạo lên 50%; tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố đến năm 2020, định hướng 2030 sát với thực tiễn hơn.
Thông qua Bộ Công Thương, lãnh đạo ngành công thương thành phố kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm có giải pháp hạ lãi suất vay vốn ngân hàng từ mức 18-20% như hiện nay xuống còn 13-14% nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đạt gần 610.000 tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm trước; trong đó sản xuất công nghiệp Nhà nước chiếm 12,1%, công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 47,8%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 40,1%.
Ngành công nghiệp thành phố chiếm 27,5% vào quy mô sản xuất và góp 3,9% tăng trưởng công nghiệp cả nước, đóng góp 42,1% giá trị sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Qua sản xuất công nghiệp, giá trị mới được tạo ra gần 60.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 290.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,1%.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp thành phố hiện vẫn chiếm đa số là phương thức sản xuất gia công, quy mô nhỏ. Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, hơn 70% phụ liệu phải nhập khẩu với chi phí cao; nguồn nhân lực vừa yếu về chuyên môn, vừa thiếu về số lượng do chính sách đào tạo cũng như sức hút mạnh mẽ của các khu công nghiệp ở một số tỉnh lân cận./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)