Các loại tân dược được xem là một loại hàng hóa tiêu thụ đặc biệt, vì người bán có thể tha hồ hét giá mà người mua thì lại không có quyền trả giá. Thế nhưng, việc quản lý giá thuốc vẫn còn là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng.
Tâm lý “sính” ngoại
Theo báo cáo của Hiệp hội kinh doanh và sản xuất dược Việt Nam, một số thuốc chữa các bệnh thông thường được nhập khẩu có giá tăng không đáng kể như Nirozal từ 14.500 đồng lên 15.000 đồng/tuýp (tăng khoảng 3,4%); Dopegyt từ 125.000 đồng lên 135.000 đồng/hộp (tăng 8%); Pharmaton từ 230.000 đồng lên 238.000 đồng/hộp (tăng 3,5%)...
Ngoài ra, còn có một vài loại thuốc có xu hướng giảm như Panadol cảm cúm giá 69.000 đồng giảm còn 67.000 đồng/hộp; Codepec từ 93.000 đồng còn 88.000 đồng/hộp… Tuy nhiên, trên thực tế thì người mua luôn phải mua với mức giá cao hơn so với mức giá quy định từ 20-30% tùy vào từng hóa đơn thuốc.
Mặc dù các cơ quan chức năng bắt buộc các nhà thuốc bán lẻ phải niêm yết giá từng loại thuốc, nhưng giữa người bán và người mua tự “thỏa thuận miệng” nên công tác quản lý giá mặt hàng đặc biệt này gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, giá thuốc sản xuất trong nước rẻ hơn nhiều so với giá thuốc ngoại nhập và đa số đáp ứng được những nhu cầu của người bệnh, chỉ trừ một số loại thuốc đặc trị Việt Nam chưa sản xuất được nên mới nhập khẩu.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, vì thuốc nội giá rẻ và chất lượng không thua kém thuốc ngoại nên những lần đấu thầu gần đây đa số thuốc nội đều trúng thầu. Điều này cho thấy, các nhà sản xuất thuốc tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn để sản xuất các loại thuốc thông dụng phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người dân.
Nhưng tâm lý người tiêu dùng là nếu cho chọn giữa hai mặt hàng thuốc nội giá rẻ với thuốc ngoại giá đắt thì nhiều người dân sẽ chọn thuốc ngoại. Nắm bắt được tâm lý này, một số phòng mạch tư nhân đã mua thuốc Việt Nam, sau đó bóc tem bán cho người bệnh với giá thuốc ngoại.
Khó quản lý
Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài, việc khó quản lý giá thuốc và tình trạng buôn bán thuốc lậu không dán tem để biến thuốc nội thành thuốc ngoại diễn ra rất phức tạp. Trong khi đó, đa số người dân khi mua thuốc chỉ biết tin tưởng vào người bán thuốc và bác sỹ kê toa.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 3.577 nhà thuốc, trong đó chỉ có 390 nhà thuốc đạt chuẩn GPP (89 nhà thuốc bệnh viện). Tại trung tâm chuyên bán sỉ thuốc (quận 10) mỗi ngày có khá nhiều người đến lấy hàng để phân phối tới các nhà thuốc lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Một người chuyên lấy thuốc sỉ tại đây bật mí: “Ở đây nếu mua về bán sỉ thì giá sẽ chênh lệch với mua lẻ khoảng 15%.” Khi thuốc về đến những nhà thuốc lẻ thì giá lại “tùy vào toa thuốc của người dân để kê giá.”
Ở một khía cạnh khác, bên cạnh sự tồn tại của thuốc do những công ty dược sản xuất (có dán tem) thì vẫn còn xuất hiện nhiều loại thuốc không nhãn mác được buôn bán tại chợ sỉ và nhà thuốc lẻ. Các nhà thuốc này chỉ dám bán thuốc cho những mối quen như phòng mạch tư nhân hoặc mua bán trao đổi giữa các nhà thuốc.
Về vấn đề này, bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết những nhà thuốc bán lẻ sẽ được quản lý theo cơ chế Pháp lệnh giá, nên họ được tự định giá theo giá mua vào (giá bán buôn). Nếu mua vào với giá rẻ thì bán ra rẻ, còn mua vào tăng thì sẽ bán tăng. Vì vậy, sẽ có sự khác biệt giá giữa nhà thuốc này với nhà thuốc khác, giữa khu vực này với khu vực khác.
Mặt khác, Pháp lệnh giá quy định các doanh nghiệp, nhà thuốc khi bán thuốc phải có niêm yết và bán đúng giá niêm yết, nếu vi phạm pháp lệnh này sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, thực tế việc mua bán tại các nhà thuốc vẫn có thể thấp hoặc cao hơn giá niêm yết.
Thậm chí một số nhà thuốc lẻ vì muốn thu lợi cao nên việc niêm yết giá đối với họ chỉ làm chiếu lệ để đối phó với cơ quan chức năng.
Do vậy, quản lý giá thuốc không chỉ là sự nỗ lực của các cơ quan quản lý mà còn cần sự tham gia của toàn xã hội, trên hết là mọi người dân cần có sự chuyển biến tích cực trong cách nhìn nhận, đánh giá khách quan về chất lượng và giá thuốc./.
Tâm lý “sính” ngoại
Theo báo cáo của Hiệp hội kinh doanh và sản xuất dược Việt Nam, một số thuốc chữa các bệnh thông thường được nhập khẩu có giá tăng không đáng kể như Nirozal từ 14.500 đồng lên 15.000 đồng/tuýp (tăng khoảng 3,4%); Dopegyt từ 125.000 đồng lên 135.000 đồng/hộp (tăng 8%); Pharmaton từ 230.000 đồng lên 238.000 đồng/hộp (tăng 3,5%)...
Ngoài ra, còn có một vài loại thuốc có xu hướng giảm như Panadol cảm cúm giá 69.000 đồng giảm còn 67.000 đồng/hộp; Codepec từ 93.000 đồng còn 88.000 đồng/hộp… Tuy nhiên, trên thực tế thì người mua luôn phải mua với mức giá cao hơn so với mức giá quy định từ 20-30% tùy vào từng hóa đơn thuốc.
Mặc dù các cơ quan chức năng bắt buộc các nhà thuốc bán lẻ phải niêm yết giá từng loại thuốc, nhưng giữa người bán và người mua tự “thỏa thuận miệng” nên công tác quản lý giá mặt hàng đặc biệt này gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, giá thuốc sản xuất trong nước rẻ hơn nhiều so với giá thuốc ngoại nhập và đa số đáp ứng được những nhu cầu của người bệnh, chỉ trừ một số loại thuốc đặc trị Việt Nam chưa sản xuất được nên mới nhập khẩu.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, vì thuốc nội giá rẻ và chất lượng không thua kém thuốc ngoại nên những lần đấu thầu gần đây đa số thuốc nội đều trúng thầu. Điều này cho thấy, các nhà sản xuất thuốc tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn để sản xuất các loại thuốc thông dụng phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người dân.
Nhưng tâm lý người tiêu dùng là nếu cho chọn giữa hai mặt hàng thuốc nội giá rẻ với thuốc ngoại giá đắt thì nhiều người dân sẽ chọn thuốc ngoại. Nắm bắt được tâm lý này, một số phòng mạch tư nhân đã mua thuốc Việt Nam, sau đó bóc tem bán cho người bệnh với giá thuốc ngoại.
Khó quản lý
Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài, việc khó quản lý giá thuốc và tình trạng buôn bán thuốc lậu không dán tem để biến thuốc nội thành thuốc ngoại diễn ra rất phức tạp. Trong khi đó, đa số người dân khi mua thuốc chỉ biết tin tưởng vào người bán thuốc và bác sỹ kê toa.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 3.577 nhà thuốc, trong đó chỉ có 390 nhà thuốc đạt chuẩn GPP (89 nhà thuốc bệnh viện). Tại trung tâm chuyên bán sỉ thuốc (quận 10) mỗi ngày có khá nhiều người đến lấy hàng để phân phối tới các nhà thuốc lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Một người chuyên lấy thuốc sỉ tại đây bật mí: “Ở đây nếu mua về bán sỉ thì giá sẽ chênh lệch với mua lẻ khoảng 15%.” Khi thuốc về đến những nhà thuốc lẻ thì giá lại “tùy vào toa thuốc của người dân để kê giá.”
Ở một khía cạnh khác, bên cạnh sự tồn tại của thuốc do những công ty dược sản xuất (có dán tem) thì vẫn còn xuất hiện nhiều loại thuốc không nhãn mác được buôn bán tại chợ sỉ và nhà thuốc lẻ. Các nhà thuốc này chỉ dám bán thuốc cho những mối quen như phòng mạch tư nhân hoặc mua bán trao đổi giữa các nhà thuốc.
Về vấn đề này, bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết những nhà thuốc bán lẻ sẽ được quản lý theo cơ chế Pháp lệnh giá, nên họ được tự định giá theo giá mua vào (giá bán buôn). Nếu mua vào với giá rẻ thì bán ra rẻ, còn mua vào tăng thì sẽ bán tăng. Vì vậy, sẽ có sự khác biệt giá giữa nhà thuốc này với nhà thuốc khác, giữa khu vực này với khu vực khác.
Mặt khác, Pháp lệnh giá quy định các doanh nghiệp, nhà thuốc khi bán thuốc phải có niêm yết và bán đúng giá niêm yết, nếu vi phạm pháp lệnh này sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, thực tế việc mua bán tại các nhà thuốc vẫn có thể thấp hoặc cao hơn giá niêm yết.
Thậm chí một số nhà thuốc lẻ vì muốn thu lợi cao nên việc niêm yết giá đối với họ chỉ làm chiếu lệ để đối phó với cơ quan chức năng.
Do vậy, quản lý giá thuốc không chỉ là sự nỗ lực của các cơ quan quản lý mà còn cần sự tham gia của toàn xã hội, trên hết là mọi người dân cần có sự chuyển biến tích cực trong cách nhìn nhận, đánh giá khách quan về chất lượng và giá thuốc./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)