Ngày 10/12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Thìn 2012.
Theo đánh giá, các giải pháp cung ứng, dự trữ hàng hóa đang được triển khai sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường và phục vụ thị hiếu tiêu dùng của người dân trong tháng trước, trong và sau Tết Nhâm Thìn năm 2012.
Việc chuẩn bị cung ứng các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu cho dịp Tết đã được thành phố thực hiện khá sớm nhằm mục đích tạo nguồn hàng phong phú, đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp; tăng cường dự trữ nguồn hàng, đáp ứng cân đối cung cầu thị trường, không để thiếu hụt cục bộ dẫn đến giá cả tăng đột biến. Trong đó, thành phố xác định 3 nguồn cung hàng hóa chính gồm nguồn cung từ các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn giá chiếm từ 30-40% thị phần, các chợ đầu mối chiếm từ 40-50% và các công ty-doanh nghiệp khác chiếm từ 10-20%.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương thành phố nhận định rằng tính đến thời điểm hiện nay, nguồn vốn và lượng hàng phục vụ Tết của các doanh nghiệp đã tăng gấp 3-4 lần so với kế hoạch thành phố giao. Tổng nguồn vốn các doanh nghiệp chủ động huy động để chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho tháng trước, trong và sau Tết đạt gần 6.000 tỷ đồng, trong khi thành phố chỉ chi gần 110 tỷ đồng.
Riêng nguồn vốn chuẩn bị cho hàng bình ổn giá ở một số đơn vị chủ lực như Liên hiệp Hợp tác xã Thành phố (Saigon Co.op) là gần 910 tỷ đồng, Công ty Vissan với hơn 650 tỷ đồng, Phạm Tôn hơn 270 tỷ đồng, Thực phẩm công nghệ Sài Gòn là hơn 120 tỷ đồng…
Qua kiểm tra tại các doanh nghiệp cho thấy, số lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay được chuẩn bị nhiều hơn so với số lượng phân bổ cho từng đơn vị. Trong đó, mặt hàng gạo-nếp khả năng cung ứng của doanh nghiệp là 22.360 tấn (đạt 142% so với kế hoạch), đường RE: 10.900 tấn (168%), dầu ăn: 6.130 tấn (245%), thịt gia súc: 14.830 tấn (136%), thịt gia cầm: 13.750 tấn (249%), thực phẩm chế biến: 8.479 tấn (255%), trứng gia cầm: 98 triệu quả (161%), rau củ quả: 9.838 tấn (229%) và thủy hải sản đông lạnh: 840 tấn (170%).
Đại diện ba chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền cũng cho biết nguồn hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả vào thời điểm Tết sẽ có nguồn cung dồi dào, tăng 80-100% so với ngày thường.
Dịp Tết, nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trên địa bàn thành phố không chỉ cam kết giữ nguyên giá bán, không tăng giá mà còn tăng cường thêm nhiều chương trình hậu mãi, khuyến mãi. Các hệ thống siêu thị Co.op Mart, Big C, Lotte Mart, Maximark… chủ động liên kết với nhà cung cấp và phối hợp thực hiện nhiều chương trình giảm giá, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc công ty Vissan cho biết tiếp tục thực hiện và đổi mới kế hoạch phục vụ người tiêu dùng, dịp Tết năm nay Vissan phối hợp với Saigon Co.op triển khai các chương trình hậu mãi, giảm giá nhiều sản phẩm chế biến, đặc biệt là vào những ngày cận Tết.
Theo các sở, ngành thành phố, việc chuẩn bị nguồn hàng dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Tết đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên triển khai các phương án vận chuyển, phân phối, lưu thông, đưa hàng bình ổn đến tay người tiêu dùng cũng quan trọng không kém.
Theo đó, Tết năm nay hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn thành phố đều tăng cường thời gian phục vụ.
Hệ thống siêu thị Coop Mart sẽ mở cửa kinh doanh cho đến ngày 30/12 Âm lịch và mở cửa phục vụ lại vào mùng 2 Tết; Big C tăng thời gian bán hàng lên 2 giờ mỗi ngày (từ 6/11/2011 đến 22/1/2012)…
Nhằm phân phối sâu rộng hàng bình ổn giá vào các địa bàn dân cư, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Saigon Co.op sẽ làm đầu mối, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và Thành đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố xây dựng mô hình “Cửa hàng Coop,” “Tiệm tạp hóa Thanh niên.”
Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã triển khai được 300 điểm bán hàng bình ổn tại chợ truyền thống, hộ gia đình hội viên. Còn Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang thực hiện các chuyến bán hàng lưu động tại quận-huyện ngọai thành và quản lý 5 cửa hàng tiện ích tại khu chế xuất-khu công nghiệp. Ngoài ra, trên cơ sở lượng hàng đăng ký của 24 quận-huyện và Ban quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp, năm nay các doanh nghiệp cũng tăng cường triển khai các chuyến hàng lưu động bán trong dịp Tết.
Để kịp thời vận chuyển hàng hóa giao đến các điểm bán, không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, Sở Giao thông vận tải thành phố cũng đã thực hiện cấp giấy phép lưu thông 24/24 trên địa bàn cho các doanh nghiệp trong Chương trình bình ổn giá./.
Theo đánh giá, các giải pháp cung ứng, dự trữ hàng hóa đang được triển khai sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường và phục vụ thị hiếu tiêu dùng của người dân trong tháng trước, trong và sau Tết Nhâm Thìn năm 2012.
Việc chuẩn bị cung ứng các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu cho dịp Tết đã được thành phố thực hiện khá sớm nhằm mục đích tạo nguồn hàng phong phú, đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp; tăng cường dự trữ nguồn hàng, đáp ứng cân đối cung cầu thị trường, không để thiếu hụt cục bộ dẫn đến giá cả tăng đột biến. Trong đó, thành phố xác định 3 nguồn cung hàng hóa chính gồm nguồn cung từ các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn giá chiếm từ 30-40% thị phần, các chợ đầu mối chiếm từ 40-50% và các công ty-doanh nghiệp khác chiếm từ 10-20%.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương thành phố nhận định rằng tính đến thời điểm hiện nay, nguồn vốn và lượng hàng phục vụ Tết của các doanh nghiệp đã tăng gấp 3-4 lần so với kế hoạch thành phố giao. Tổng nguồn vốn các doanh nghiệp chủ động huy động để chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho tháng trước, trong và sau Tết đạt gần 6.000 tỷ đồng, trong khi thành phố chỉ chi gần 110 tỷ đồng.
Riêng nguồn vốn chuẩn bị cho hàng bình ổn giá ở một số đơn vị chủ lực như Liên hiệp Hợp tác xã Thành phố (Saigon Co.op) là gần 910 tỷ đồng, Công ty Vissan với hơn 650 tỷ đồng, Phạm Tôn hơn 270 tỷ đồng, Thực phẩm công nghệ Sài Gòn là hơn 120 tỷ đồng…
Qua kiểm tra tại các doanh nghiệp cho thấy, số lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay được chuẩn bị nhiều hơn so với số lượng phân bổ cho từng đơn vị. Trong đó, mặt hàng gạo-nếp khả năng cung ứng của doanh nghiệp là 22.360 tấn (đạt 142% so với kế hoạch), đường RE: 10.900 tấn (168%), dầu ăn: 6.130 tấn (245%), thịt gia súc: 14.830 tấn (136%), thịt gia cầm: 13.750 tấn (249%), thực phẩm chế biến: 8.479 tấn (255%), trứng gia cầm: 98 triệu quả (161%), rau củ quả: 9.838 tấn (229%) và thủy hải sản đông lạnh: 840 tấn (170%).
Đại diện ba chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền cũng cho biết nguồn hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả vào thời điểm Tết sẽ có nguồn cung dồi dào, tăng 80-100% so với ngày thường.
Dịp Tết, nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trên địa bàn thành phố không chỉ cam kết giữ nguyên giá bán, không tăng giá mà còn tăng cường thêm nhiều chương trình hậu mãi, khuyến mãi. Các hệ thống siêu thị Co.op Mart, Big C, Lotte Mart, Maximark… chủ động liên kết với nhà cung cấp và phối hợp thực hiện nhiều chương trình giảm giá, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc công ty Vissan cho biết tiếp tục thực hiện và đổi mới kế hoạch phục vụ người tiêu dùng, dịp Tết năm nay Vissan phối hợp với Saigon Co.op triển khai các chương trình hậu mãi, giảm giá nhiều sản phẩm chế biến, đặc biệt là vào những ngày cận Tết.
Theo các sở, ngành thành phố, việc chuẩn bị nguồn hàng dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Tết đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên triển khai các phương án vận chuyển, phân phối, lưu thông, đưa hàng bình ổn đến tay người tiêu dùng cũng quan trọng không kém.
Theo đó, Tết năm nay hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn thành phố đều tăng cường thời gian phục vụ.
Hệ thống siêu thị Coop Mart sẽ mở cửa kinh doanh cho đến ngày 30/12 Âm lịch và mở cửa phục vụ lại vào mùng 2 Tết; Big C tăng thời gian bán hàng lên 2 giờ mỗi ngày (từ 6/11/2011 đến 22/1/2012)…
Nhằm phân phối sâu rộng hàng bình ổn giá vào các địa bàn dân cư, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Saigon Co.op sẽ làm đầu mối, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và Thành đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố xây dựng mô hình “Cửa hàng Coop,” “Tiệm tạp hóa Thanh niên.”
Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã triển khai được 300 điểm bán hàng bình ổn tại chợ truyền thống, hộ gia đình hội viên. Còn Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang thực hiện các chuyến bán hàng lưu động tại quận-huyện ngọai thành và quản lý 5 cửa hàng tiện ích tại khu chế xuất-khu công nghiệp. Ngoài ra, trên cơ sở lượng hàng đăng ký của 24 quận-huyện và Ban quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp, năm nay các doanh nghiệp cũng tăng cường triển khai các chuyến hàng lưu động bán trong dịp Tết.
Để kịp thời vận chuyển hàng hóa giao đến các điểm bán, không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, Sở Giao thông vận tải thành phố cũng đã thực hiện cấp giấy phép lưu thông 24/24 trên địa bàn cho các doanh nghiệp trong Chương trình bình ổn giá./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)