Nhằm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm và dịp Tết Quý Tỵ năm 2013, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch sản xuất và chủ động nguồn cung từ khá sớm.
Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn đã tăng nguồn cung vượt kế hoạch của thành phố, với tổng nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho ba tháng trước, trong và sau Tết lên đến 6.681 tỉ đồng, tăng khoảng 1.288 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù tình hình kinh tế đang khó khăn, sức mua trên thị trường tăng chậm và khó dự báo được khả năng tiêu thụ hàng hóa vào những tháng cuối năm, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đang nỗ lực triển khai kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, cam kết giữ giá ổn định. Nhiều mặt hàng được chuẩn bị với số lượng lớn và có thể chi phối hơn 50% nhu cầu thị trường gồm thịt gia súc và gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường…
Công ty Vissan chuẩn bị nguồn hàng bình ổn Tết đạt hơn 1.000 tỷ đồng, Phạm Tôn (814,5 tỷ đồng), Thực phẩm công nghệ Sài Gòn (231 tỷ đồng), Ba Huân (165,2 tỷ đồng)… Riêng Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), chuẩn bị hàng hóa với tổng nguồn vốn là 3.350 tỷ đồng và hàng bình ổn chiếm 912,3 tỷ đồng.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhằm đa dạng hóa nguồn cung, phong phú chủng loại hàng hóa, Sở đã làm việc với các Hiệp hội ngành hàng trên địa bàn thành phố và nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ở các tỉnh, thành lân cận để tăng khả năng cung-cầu hàng hóa.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác chuẩn bị phục vụ Tết, các đơn vị kinh doanh phải tăng cường báo cáo công tác chuẩn bị nguồn hàng, diễn biến và nhu cầu thị trường, tình hình sức mua và giá cả; trong đó, cần chú trọng các nhóm mặt hàng thiết yếu, sản phẩm hàng tiêu dùng như: lương thực, thực phẩm; thực phẩm chế biến; bánh kẹo, đồ uống… thường hút hàng trong những tháng trước, trong và sau Tết.
Hiện tại, một số hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố đang liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp, nhà sản xuất, để đưa ra những giải pháp thiết thực, góp phần đảm bảo khâu phân phối, lưu thông hàng hóa. Hệ thống siêu thị Big C đang đẩy mạnh công tác thu mua tận nguồn, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau củ quả, thủy hải sản… để đảm bảo chất lượng, ổn định nguồn cung, từ đó hạn chế bớt các khâu trung gian và có “giá rẻ” cho khách hàng. Ngoài ra, Big C còn áp dụng chính sách “Giá rẻ nhất trên thị trường” đối với 10 sản phẩm thiết yếu: đường, gạo, nước mắm, trứng, mì gói, dầu ăn.
Ông Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc chuỗi Co.opmart cho biết, đơn vị này đang xem xét đề nghị tăng giá của các nhà cung cấp. Nếu đề nghị tăng giá hợp lý thì Co.opmart sẽ đàm phán, thuyết phục nhà cung cấp có chính sách cùng chia sẻ với người tiêu dùng, đồng thời áp dụng tăng giá theo lộ trình, nhằm đảm bảo luôn bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.
Dạo qua các hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố, cho thấy nhiều đơn vị đang tích thực hiện kế hoạch dự trữ và trưng bày hàng hóa phục vụ dịp Tết. Đồng thời trong tháng 10, giá cả hàng hóa tiếp tục ổn định, với nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng./.
Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn đã tăng nguồn cung vượt kế hoạch của thành phố, với tổng nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho ba tháng trước, trong và sau Tết lên đến 6.681 tỉ đồng, tăng khoảng 1.288 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù tình hình kinh tế đang khó khăn, sức mua trên thị trường tăng chậm và khó dự báo được khả năng tiêu thụ hàng hóa vào những tháng cuối năm, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đang nỗ lực triển khai kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, cam kết giữ giá ổn định. Nhiều mặt hàng được chuẩn bị với số lượng lớn và có thể chi phối hơn 50% nhu cầu thị trường gồm thịt gia súc và gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường…
Công ty Vissan chuẩn bị nguồn hàng bình ổn Tết đạt hơn 1.000 tỷ đồng, Phạm Tôn (814,5 tỷ đồng), Thực phẩm công nghệ Sài Gòn (231 tỷ đồng), Ba Huân (165,2 tỷ đồng)… Riêng Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), chuẩn bị hàng hóa với tổng nguồn vốn là 3.350 tỷ đồng và hàng bình ổn chiếm 912,3 tỷ đồng.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhằm đa dạng hóa nguồn cung, phong phú chủng loại hàng hóa, Sở đã làm việc với các Hiệp hội ngành hàng trên địa bàn thành phố và nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ở các tỉnh, thành lân cận để tăng khả năng cung-cầu hàng hóa.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác chuẩn bị phục vụ Tết, các đơn vị kinh doanh phải tăng cường báo cáo công tác chuẩn bị nguồn hàng, diễn biến và nhu cầu thị trường, tình hình sức mua và giá cả; trong đó, cần chú trọng các nhóm mặt hàng thiết yếu, sản phẩm hàng tiêu dùng như: lương thực, thực phẩm; thực phẩm chế biến; bánh kẹo, đồ uống… thường hút hàng trong những tháng trước, trong và sau Tết.
Hiện tại, một số hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố đang liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp, nhà sản xuất, để đưa ra những giải pháp thiết thực, góp phần đảm bảo khâu phân phối, lưu thông hàng hóa. Hệ thống siêu thị Big C đang đẩy mạnh công tác thu mua tận nguồn, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau củ quả, thủy hải sản… để đảm bảo chất lượng, ổn định nguồn cung, từ đó hạn chế bớt các khâu trung gian và có “giá rẻ” cho khách hàng. Ngoài ra, Big C còn áp dụng chính sách “Giá rẻ nhất trên thị trường” đối với 10 sản phẩm thiết yếu: đường, gạo, nước mắm, trứng, mì gói, dầu ăn.
Ông Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc chuỗi Co.opmart cho biết, đơn vị này đang xem xét đề nghị tăng giá của các nhà cung cấp. Nếu đề nghị tăng giá hợp lý thì Co.opmart sẽ đàm phán, thuyết phục nhà cung cấp có chính sách cùng chia sẻ với người tiêu dùng, đồng thời áp dụng tăng giá theo lộ trình, nhằm đảm bảo luôn bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.
Dạo qua các hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố, cho thấy nhiều đơn vị đang tích thực hiện kế hoạch dự trữ và trưng bày hàng hóa phục vụ dịp Tết. Đồng thời trong tháng 10, giá cả hàng hóa tiếp tục ổn định, với nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng./.
Mỹ Phương (TTXVN)