Ngày 5/2, bác sĩ Vũ Quang Vinh, Phó Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện nay, lượng bệnh nhi khám và nhập viện do bệnh tiêu chảy đang tăng cao, từ đầu tuần đến nay đã có hơn 200 trẻ mắc bệnh tiêu chảy phải nhập viện điều trị.
Trung bình mỗi ngày có hơn 100 trẻ bị tiêu chảy đến khám tại bệnh viện, trong đó có khoảng 40 trường hợp phải điều trị nội trú.
Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện cũng có 150 trẻ mắc bệnh tiêu chảy đang điều trị nội trú.
Bác sĩ Lê Hoàng Phúc, trưởng khoa tiêu hóa của bệnh viện, cho biết do đang vào mùa của bệnh viêm dạ dày ruột nên số trẻ mắc bệnh tiêu chảy tăng cao.
Trong năm 2009, số trẻ mắc bệnh tiêu chảy tăng hơn 50% so với năm 2008.
Dịp Tết năm nay, dự báo nhóm bệnh đường tiêu hóa vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, do đây là thời điểm trẻ được ăn uống nhiều món lạ.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và thường diễn biến nặng do cơ thể mất nhiều nước. Khi mắc bệnh trẻ thường bị nôn ói, tiêu chảy phân nước nhiều lần kèm theo sốt.
Theo bác sĩ Lê Hoàng Phúc, khi trẻ bị tiêu chảy, người nhà không nên tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy vì thuốc này không chữa khỏi tiêu chảy mà chỉ làm phân không thải được ra ngoài, gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí tắc ruột.
Khi trẻ bị tiêu chảy, bệnh nhân phải được đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc. Trẻ em cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để tránh mất nước và suy nhược cơ thể.
Cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh là chọn thực phẩm an toàn, nấu chín, đun sôi trước khi sử dụng và rửa tay trước khi ăn./.
Trung bình mỗi ngày có hơn 100 trẻ bị tiêu chảy đến khám tại bệnh viện, trong đó có khoảng 40 trường hợp phải điều trị nội trú.
Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện cũng có 150 trẻ mắc bệnh tiêu chảy đang điều trị nội trú.
Bác sĩ Lê Hoàng Phúc, trưởng khoa tiêu hóa của bệnh viện, cho biết do đang vào mùa của bệnh viêm dạ dày ruột nên số trẻ mắc bệnh tiêu chảy tăng cao.
Trong năm 2009, số trẻ mắc bệnh tiêu chảy tăng hơn 50% so với năm 2008.
Dịp Tết năm nay, dự báo nhóm bệnh đường tiêu hóa vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, do đây là thời điểm trẻ được ăn uống nhiều món lạ.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và thường diễn biến nặng do cơ thể mất nhiều nước. Khi mắc bệnh trẻ thường bị nôn ói, tiêu chảy phân nước nhiều lần kèm theo sốt.
Theo bác sĩ Lê Hoàng Phúc, khi trẻ bị tiêu chảy, người nhà không nên tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy vì thuốc này không chữa khỏi tiêu chảy mà chỉ làm phân không thải được ra ngoài, gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí tắc ruột.
Khi trẻ bị tiêu chảy, bệnh nhân phải được đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc. Trẻ em cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để tránh mất nước và suy nhược cơ thể.
Cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh là chọn thực phẩm an toàn, nấu chín, đun sôi trước khi sử dụng và rửa tay trước khi ăn./.
Mai Phương (Vietnam+)