Thực hiện chính sách “Xã hội hóa hoạt động bảo tàng,” hiện nay các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động liên kết với các cá nhân và tổ chức xã hội để vừa thu hút mọi người tham gia hoạt động bảo tàng vừa đưa sản phẩm mang tính giáo dục của bảo tàng đi sâu vào các tầng lớp nhân dân.
Đây được xem là mô hình khá thành công của thành phố. Mặc dù vậy, mô hình này chỉ mới là một phần nhỏ trong vấn đề xã hội hóa hoạt động bảo tàng. Bởi, mục tiêu chính của “Xã hội hóa hoạt động bảo tàng” là phải thành lập cho được các bảo tàng, phòng trưng bày tư nhân cũng như tạo ra cơ chế tự chủ về tài chính cho các bảo tàng công lập. Điều này thành phố chưa làm được.
Như vậy, trong thời gian tới thành phố cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc giải quyết những vướng mắc đang đặt ra nhằm hiện thực hóa chính sách “Xã hội hóa hoạt động bảo tàng.”
Thành lập bảo tàng, phòng trưng bày tư nhân
Với lợi thế là một trung tâm văn hóa lớn của đất nước - nơi tập trung nhiều nhà sưu tập với những bộ sưu tập đồ sộ, phong phú về loại hình cổ vật, lẽ ra từ lâu Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập được vài bảo tàng tư nhân. Thế nhưng, cho đến tận bây giờ, thành phố vẫn chưa có một bảo tàng tư nhân nào ra đời.
Giải thích về điều này, ông Nguyễn Văn Quỳnh - Chủ tịch hội cổ vật Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ các thành viên trong hội cổ vật đều mong muốn thành lập một bảo tàng để có nơi trưng bày những gì họ sưu tập được nhưng điều này không phải dễ thực hiện. Công tác chuẩn bị trước khi hình thành một bảo tàng tư nhân gặp khá nhiều vướng mắc.
Vấn đề đầu tiên về giám định cổ vật, hội có đủ thậm chí hơn số lượng cổ vật mà một bảo tàng tư nhân cần phải có. Và hội đã đưa cổ vật đi giám định trong nhiều năm nay để xác định đấy có phải là cổ vật hay không (niên đại, giá trị) nhưng chưa thấy câu trả lời. Trong khi, nếu cổ vật chưa được công nhận thì không thể đem ra trưng bày trong bảo tàng.
Bên cạnh đó, do không có nghiệp vụ về bảo tàng nên thành viên trong hội không biết cách sắp đặt, bài trí cổ vật như thế nào để truyền tải nội dung đến người tham quan.
Thứ hai, hơn nửa hội viên trong hội sưu tầm cổ vật với mục đích trao đổi mua bán qua lại giữa các thành viên và bên ngoài. Vì luôn luôn có sự hoán đổi về quyền sở hữu các cổ vật như vậy nên sẽ rất khó trưng bày và giới thiệu các cổ vật này tại bảo tàng. Cuối cùng, thuê mặt bằng để xây dựng bảo tàng đòi hỏi kinh phí rất lớn. Chi phí một tháng khoảng 100 triệu đồng. Con số này khá cao đối với hội viên của hội và không phải ai cũng có có thể tự chi.
Bà Vũ Kim Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố cho biết sự ra đời của một bảo tàng tư nhân không chỉ là điều mong muốn của các nhà sưu tầm mà còn là của các cơ quan ban ngành văn hóa nhằm đưa các cổ vật quý hiếm, đặc sắc phong phú đến người tham quan. Do đó, trong khả năng của mình, các cơ quan chức năng không ngừng tạo mọi điều kiện giúp đỡ các nhà sưu tập có tâm huyết, tiềm lực hình thành nên bảo tảng tư nhân hoạt động đúng theo Luật Di sản.
Chẳng hạn, Sở đang chuẩn bị cho ra đời bảo tàng tư nhân của một người Nhật Bản. Mọi hoạt động thẩm định ban đầu, cơ sở vật chất đã hoàn thành chỉ cần Sở Tư pháp xác nhận về tư cách pháp nhân thì bảo tàng sẽ đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, đối với những nhà sưu tập không đủ điều kiện cơ sở vật chất để lập bảo tàng tư nhân, vẫn có thể mở những buổi tri ển lãm ngay tại nhà. Thành lập các phòng trưng bày tư nhân sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong việc xã hội hóa hoạt động bảo tàng.
Chính sách tự chủ về tài chính
Chủ trương xã hội hóa ở góc độ bảo tàng công lập là chuyển các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ. Qua đó, các bảo tàng cũng có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức, quản lý, cân đối thu chi. Tuy nhiên, trên thực tế các bảo tàng tại thành phố chưa thực sự có quyền tự chủ về tài chính trong hoạt động chuyên môn cũng như mức thu phí bảo tàng.
Bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản thành phố cho biết mọi hoạt động chuyên môn của bảo tàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp hàng năm. Điều này gây khá nhiều bất lợi cho các bảo tàng khi thực hiện việc mua các đồ vật, cổ vật phục vụ cho trưng bày, triển lãm. Bởi, bảo tàng phải cố gắng mua cổ vật trong phạm vi nguồn kinh phí hàng năm cho phép. Do đó, các bảo tàng cần đến một cơ chế cung ứng kinh phí phù hợp hơn.
Thay vì hỗ trợ kinh phí ấn định trong một năm cho các bảo tàng, nhà nước nên cấp kinh phí theo từng dự án. Tức là, ngay từ đầu năm, các bảo tàng phải đưa ra được số lượng các buổi chuyên đề sẽ được tổ chức tại bảo tàng. Mỗi chuyên đề sẽ như một dự án. Trong mỗi dự án phải đưa ra được nội dung: sưu tập những gì, sưu tập bằng cách nào, kinh phí bao nhiêu…. Dựa vào đó, nhà nước sẽ ký hợp đồng cung cấp kinh phí cho mỗi dự án.
Có được cơ chế này các bảo tàng mới thực sự tự chủ về tài chính để mở những buổi triển lãm ngay tại bảo tàng hoặc mở rộng hơn nữa hoạt động của bảo tàng ra bên ngoài thông qua các buổi tri ển lãm lưu động đến với mọi tầng lớp nhân dân.
Bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cho biết thêm ngân sách mà các bảo tàng được cấp rất ít so với những gì bảo tàng bỏ ra. Đặc biệt, mức thu phí (vé vào cổng, lệ phí cho các dịch vụ khác…) của bảo tàng lại được ấn định con số cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quy định, trong khi đó mọi chi phí để duy trì hoạt động của bảo tàng đều tăng theo giá cả thị trường. Dẫn đến các bảo tàng bị hạn chế nguồn thu.
Ngay như Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, so với những năm trước, nguồn thu từ việc bán vé tăng khoảng 15%, nhưng chi phí cho các dịch vụ khác như điện, nước…lại tăng gấp 5-6 lần. Trừ hết mọi chi phí, nguồn thu mà bảo tàng có được vẫn không tăng bao nhiêu. Vì thế, nhà nước nên đưa ra mức phí dao động để bảo tàng có thể tự chủ thu chi nhưng vẫn không vượt quá mức quy định cho phép./.
Đây được xem là mô hình khá thành công của thành phố. Mặc dù vậy, mô hình này chỉ mới là một phần nhỏ trong vấn đề xã hội hóa hoạt động bảo tàng. Bởi, mục tiêu chính của “Xã hội hóa hoạt động bảo tàng” là phải thành lập cho được các bảo tàng, phòng trưng bày tư nhân cũng như tạo ra cơ chế tự chủ về tài chính cho các bảo tàng công lập. Điều này thành phố chưa làm được.
Như vậy, trong thời gian tới thành phố cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc giải quyết những vướng mắc đang đặt ra nhằm hiện thực hóa chính sách “Xã hội hóa hoạt động bảo tàng.”
Thành lập bảo tàng, phòng trưng bày tư nhân
Với lợi thế là một trung tâm văn hóa lớn của đất nước - nơi tập trung nhiều nhà sưu tập với những bộ sưu tập đồ sộ, phong phú về loại hình cổ vật, lẽ ra từ lâu Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập được vài bảo tàng tư nhân. Thế nhưng, cho đến tận bây giờ, thành phố vẫn chưa có một bảo tàng tư nhân nào ra đời.
Giải thích về điều này, ông Nguyễn Văn Quỳnh - Chủ tịch hội cổ vật Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ các thành viên trong hội cổ vật đều mong muốn thành lập một bảo tàng để có nơi trưng bày những gì họ sưu tập được nhưng điều này không phải dễ thực hiện. Công tác chuẩn bị trước khi hình thành một bảo tàng tư nhân gặp khá nhiều vướng mắc.
Vấn đề đầu tiên về giám định cổ vật, hội có đủ thậm chí hơn số lượng cổ vật mà một bảo tàng tư nhân cần phải có. Và hội đã đưa cổ vật đi giám định trong nhiều năm nay để xác định đấy có phải là cổ vật hay không (niên đại, giá trị) nhưng chưa thấy câu trả lời. Trong khi, nếu cổ vật chưa được công nhận thì không thể đem ra trưng bày trong bảo tàng.
Bên cạnh đó, do không có nghiệp vụ về bảo tàng nên thành viên trong hội không biết cách sắp đặt, bài trí cổ vật như thế nào để truyền tải nội dung đến người tham quan.
Thứ hai, hơn nửa hội viên trong hội sưu tầm cổ vật với mục đích trao đổi mua bán qua lại giữa các thành viên và bên ngoài. Vì luôn luôn có sự hoán đổi về quyền sở hữu các cổ vật như vậy nên sẽ rất khó trưng bày và giới thiệu các cổ vật này tại bảo tàng. Cuối cùng, thuê mặt bằng để xây dựng bảo tàng đòi hỏi kinh phí rất lớn. Chi phí một tháng khoảng 100 triệu đồng. Con số này khá cao đối với hội viên của hội và không phải ai cũng có có thể tự chi.
Bà Vũ Kim Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố cho biết sự ra đời của một bảo tàng tư nhân không chỉ là điều mong muốn của các nhà sưu tầm mà còn là của các cơ quan ban ngành văn hóa nhằm đưa các cổ vật quý hiếm, đặc sắc phong phú đến người tham quan. Do đó, trong khả năng của mình, các cơ quan chức năng không ngừng tạo mọi điều kiện giúp đỡ các nhà sưu tập có tâm huyết, tiềm lực hình thành nên bảo tảng tư nhân hoạt động đúng theo Luật Di sản.
Chẳng hạn, Sở đang chuẩn bị cho ra đời bảo tàng tư nhân của một người Nhật Bản. Mọi hoạt động thẩm định ban đầu, cơ sở vật chất đã hoàn thành chỉ cần Sở Tư pháp xác nhận về tư cách pháp nhân thì bảo tàng sẽ đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, đối với những nhà sưu tập không đủ điều kiện cơ sở vật chất để lập bảo tàng tư nhân, vẫn có thể mở những buổi tri ển lãm ngay tại nhà. Thành lập các phòng trưng bày tư nhân sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong việc xã hội hóa hoạt động bảo tàng.
Chính sách tự chủ về tài chính
Chủ trương xã hội hóa ở góc độ bảo tàng công lập là chuyển các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ. Qua đó, các bảo tàng cũng có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức, quản lý, cân đối thu chi. Tuy nhiên, trên thực tế các bảo tàng tại thành phố chưa thực sự có quyền tự chủ về tài chính trong hoạt động chuyên môn cũng như mức thu phí bảo tàng.
Bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản thành phố cho biết mọi hoạt động chuyên môn của bảo tàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp hàng năm. Điều này gây khá nhiều bất lợi cho các bảo tàng khi thực hiện việc mua các đồ vật, cổ vật phục vụ cho trưng bày, triển lãm. Bởi, bảo tàng phải cố gắng mua cổ vật trong phạm vi nguồn kinh phí hàng năm cho phép. Do đó, các bảo tàng cần đến một cơ chế cung ứng kinh phí phù hợp hơn.
Thay vì hỗ trợ kinh phí ấn định trong một năm cho các bảo tàng, nhà nước nên cấp kinh phí theo từng dự án. Tức là, ngay từ đầu năm, các bảo tàng phải đưa ra được số lượng các buổi chuyên đề sẽ được tổ chức tại bảo tàng. Mỗi chuyên đề sẽ như một dự án. Trong mỗi dự án phải đưa ra được nội dung: sưu tập những gì, sưu tập bằng cách nào, kinh phí bao nhiêu…. Dựa vào đó, nhà nước sẽ ký hợp đồng cung cấp kinh phí cho mỗi dự án.
Có được cơ chế này các bảo tàng mới thực sự tự chủ về tài chính để mở những buổi triển lãm ngay tại bảo tàng hoặc mở rộng hơn nữa hoạt động của bảo tàng ra bên ngoài thông qua các buổi tri ển lãm lưu động đến với mọi tầng lớp nhân dân.
Bà Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cho biết thêm ngân sách mà các bảo tàng được cấp rất ít so với những gì bảo tàng bỏ ra. Đặc biệt, mức thu phí (vé vào cổng, lệ phí cho các dịch vụ khác…) của bảo tàng lại được ấn định con số cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quy định, trong khi đó mọi chi phí để duy trì hoạt động của bảo tàng đều tăng theo giá cả thị trường. Dẫn đến các bảo tàng bị hạn chế nguồn thu.
Ngay như Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, so với những năm trước, nguồn thu từ việc bán vé tăng khoảng 15%, nhưng chi phí cho các dịch vụ khác như điện, nước…lại tăng gấp 5-6 lần. Trừ hết mọi chi phí, nguồn thu mà bảo tàng có được vẫn không tăng bao nhiêu. Vì thế, nhà nước nên đưa ra mức phí dao động để bảo tàng có thể tự chủ thu chi nhưng vẫn không vượt quá mức quy định cho phép./.
Lan Phương (TTXVN)