Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 10/2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố có mức tăng nhẹ là 0,45%.
Như vậy, so với cùng kỳ và so tháng 12 năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng này lần lượt tăng ở mức 7,86% và 6,01% (bình quân một tháng trong 10 tháng qua tăng xấp xỉ 0,59%).
Trong tháng 10, các nhóm hàng tăng khá gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,51%), nhóm đồ uống và thuốc lá (+1,30%), nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng (+1,16%), nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+1,02%), còn lại các nhóm khác tăng hoặc giảm nhẹ so với tháng trước.
Theo các chuyên gia về thị trường, ở nhóm hàng ăn, sau khi đã tăng cao ở tháng 9 (+0,93%), tháng này vẫn tiếp tục tăng nhưng tăng ít hơn (+0,51%). Nhóm lương thực tăng ở hầu hết các loại gạo thường, gạo nếp, bột mì, ngô, khoai, sắn, riêng một vài loại gạo ngon có giảm nhẹ. Nhìn chung giá gạo hiện nay đang ở mức cao do nhu cầu xuất khẩu ở những tháng cuối năm tăng lên.
Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ngang bằng với mức giá của Thái Lan, theo đó, gạo 5% tấm ở mức 475 USD/tấn. Dự báo giá gạo tại thành phố trong những tháng tới sẽ còn tăng nhẹ.
Trong nhóm thực phẩm, các mặt hàng tăng khá là thịt gia cầm tươi sống (+0,54%), trứng các loại (+1,69%), dầu mỡ ăn (+0,93%), thủy hải sản tươi sống (+0,87%), trái cây các loại (+0,26%), bánh mứt kẹo (+0,85%)…
Bên cạnh đó cũng có các nhóm hàng giảm như gia súc tươi sống (-0,22%), thủy hải sản chế biến (-0,06%), rau các loại (-0,32%)… Nhóm ăn uống ngoài gia đình là nhóm tăng cao nhất trong nhóm thực phẩm (+0,66%) và tăng ở hầu hết các mặt hàng trong nhóm từ nước uống giải khát đến các mặt hàng từ ăn uống bình dân đến cao cấp, đây cũng là hiện tượng bình thường trong tình hình mặt bằng sinh hoạt đang ở mức cao. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng cao (+1,30%) tập trung ở một số các mặt hàng thuốc lá ngoại, rượu, bia lon, nước ép trái cây.
Giá vàng tại thành phố cũng diễn biến phức tạp và theo chiều hướng tăng lên như giá vàng thế giới, so với tháng trước, giá vàng có mức tăng tới 8,09% còn giá USD có mức tăng 0,89%./.
Như vậy, so với cùng kỳ và so tháng 12 năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng này lần lượt tăng ở mức 7,86% và 6,01% (bình quân một tháng trong 10 tháng qua tăng xấp xỉ 0,59%).
Trong tháng 10, các nhóm hàng tăng khá gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,51%), nhóm đồ uống và thuốc lá (+1,30%), nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng (+1,16%), nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+1,02%), còn lại các nhóm khác tăng hoặc giảm nhẹ so với tháng trước.
Theo các chuyên gia về thị trường, ở nhóm hàng ăn, sau khi đã tăng cao ở tháng 9 (+0,93%), tháng này vẫn tiếp tục tăng nhưng tăng ít hơn (+0,51%). Nhóm lương thực tăng ở hầu hết các loại gạo thường, gạo nếp, bột mì, ngô, khoai, sắn, riêng một vài loại gạo ngon có giảm nhẹ. Nhìn chung giá gạo hiện nay đang ở mức cao do nhu cầu xuất khẩu ở những tháng cuối năm tăng lên.
Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ngang bằng với mức giá của Thái Lan, theo đó, gạo 5% tấm ở mức 475 USD/tấn. Dự báo giá gạo tại thành phố trong những tháng tới sẽ còn tăng nhẹ.
Trong nhóm thực phẩm, các mặt hàng tăng khá là thịt gia cầm tươi sống (+0,54%), trứng các loại (+1,69%), dầu mỡ ăn (+0,93%), thủy hải sản tươi sống (+0,87%), trái cây các loại (+0,26%), bánh mứt kẹo (+0,85%)…
Bên cạnh đó cũng có các nhóm hàng giảm như gia súc tươi sống (-0,22%), thủy hải sản chế biến (-0,06%), rau các loại (-0,32%)… Nhóm ăn uống ngoài gia đình là nhóm tăng cao nhất trong nhóm thực phẩm (+0,66%) và tăng ở hầu hết các mặt hàng trong nhóm từ nước uống giải khát đến các mặt hàng từ ăn uống bình dân đến cao cấp, đây cũng là hiện tượng bình thường trong tình hình mặt bằng sinh hoạt đang ở mức cao. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng cao (+1,30%) tập trung ở một số các mặt hàng thuốc lá ngoại, rượu, bia lon, nước ép trái cây.
Giá vàng tại thành phố cũng diễn biến phức tạp và theo chiều hướng tăng lên như giá vàng thế giới, so với tháng trước, giá vàng có mức tăng tới 8,09% còn giá USD có mức tăng 0,89%./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)