Ngày 9/2, Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết những tính toán mới nhất của năm viện khoa học của Pháp đã khẳng định việc duy trì nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng 2 độ C vào cuối thế kỷ 21 là "kịch bản lạc quan nhất" để đảm bảo an toàn cho nhân loại trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Kết quả tính toán của các nhà khoa học Pháp dựa trên hai mô hình máy tính khác nhau, trong đó bốn kịch bản dựa trên các dữ liệu khác nhau về mức độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, hệ số phản chiếu của các đám mây, sự hấp thụ khí thải CO2 của các đại dương và thay đổi độ nghiêng của đường xích đạo.
Theo những kịch bản này, nhiệt độ Trái Đất vào năm 2100 sẽ nóng hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp từ 2-5 độ C, trong đó kịch bản lạc quan nhất là 2 độ C và kịch bản bi quan nhất là từ 3,5-5 độ C.
Trong báo cáo đánh giá về biển đổi khí hậu lần thứ 4 công bố mới nhất vào năm 2007, IPCC dự báo vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm so với thời kỳ tiền công nghiệp từ 1,1 đến 6,4 độ C và khả năng khả thi nhất là từ 1,8 đến 4 độ C. Trong thế kỷ 20, nhiệt độ Trái Đất đã nóng thêm 0,74 độ C.
IPCC nhấn mạnh, những tính toán mới nhất của các nhà khoa học Pháp đã khẳng định cơ sở khoa học chính xác của mục tiêu mà Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở thành phố Cancun của Mexico tháng 12/2010 đã đề ra là giữ nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng cao nhất 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Tuy nhiên, tính toán mới nhất của các nhà khoa học Pháp cho thấy mục tiêu tăng 2 độ C chỉ có thể đạt được với nỗ lực cao nhất của cộng đồng quốc tế thúc đẩy những chính sách hiệu quả nhất chống biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Liên hợp quốc đang thúc đẩy nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở các đại dương. Ngày 9/2, tàu nghiên cứu khoa học Tara Oceans do Liên hợp quốc bảo trợ đã kết thúc ba năm nghiên cứu khoa học trên các đại dương của thế giới để thu thập những thông tin về tác động của biến đổi khí hậu ở các đại dương nhằm nâng cao nhận thức của công chúng toàn cầu về biến đổi khí hậu ở các đại dương cũng như thu hẹp khoảng cách tri thức giữa cộng đồng khoa học và công chúng thông qua chia sẻ thông tin và dữ liệu khoa học thu thập được về biến đổi khí hậu ở các đại dương.
Các cơ quan Liên hợp quốc bảo trợ nghiên cứu khoa học này nhấn mạnh, đây là nỗ lực phi thường mang tính nhân văn của Liên hợp quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin không chỉ giữa các nhà khoa học và công chúng, mà còn với các nhà hoạch định chính sách về phương thức vận hành cuộc sống ở các đại dương cũng như tác động của con người đến môi trường có tầm quan trọng sống còn đối với con người này.
Theo dự kiến, các nhà khoa học trong sứ mệnh nghiên cứu trên tàu Tara Oceans sẽ chia sẻ những phát hiện cũng như các thông điệp của họ về nhu cầu đầu tư và cải tổ thiết yếu để đảm bảo sự bền vững của các đại dương nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) vào tháng 6 tới tại Brazil.
Theo UNESCO, tầm quan trọng của nghiên cứu đại dương này là đưa chủ đề đại dương vào các chương trình nghị sự phát triển bền vững của các quốc gia và toàn cầu nhằm giúp phát triển những chính sách và chiến lược cũng như hành động mới tăng cường quản lý và phát triển bền vững các đại dương./.
Kết quả tính toán của các nhà khoa học Pháp dựa trên hai mô hình máy tính khác nhau, trong đó bốn kịch bản dựa trên các dữ liệu khác nhau về mức độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, hệ số phản chiếu của các đám mây, sự hấp thụ khí thải CO2 của các đại dương và thay đổi độ nghiêng của đường xích đạo.
Theo những kịch bản này, nhiệt độ Trái Đất vào năm 2100 sẽ nóng hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp từ 2-5 độ C, trong đó kịch bản lạc quan nhất là 2 độ C và kịch bản bi quan nhất là từ 3,5-5 độ C.
Trong báo cáo đánh giá về biển đổi khí hậu lần thứ 4 công bố mới nhất vào năm 2007, IPCC dự báo vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm so với thời kỳ tiền công nghiệp từ 1,1 đến 6,4 độ C và khả năng khả thi nhất là từ 1,8 đến 4 độ C. Trong thế kỷ 20, nhiệt độ Trái Đất đã nóng thêm 0,74 độ C.
IPCC nhấn mạnh, những tính toán mới nhất của các nhà khoa học Pháp đã khẳng định cơ sở khoa học chính xác của mục tiêu mà Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở thành phố Cancun của Mexico tháng 12/2010 đã đề ra là giữ nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng cao nhất 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Tuy nhiên, tính toán mới nhất của các nhà khoa học Pháp cho thấy mục tiêu tăng 2 độ C chỉ có thể đạt được với nỗ lực cao nhất của cộng đồng quốc tế thúc đẩy những chính sách hiệu quả nhất chống biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Liên hợp quốc đang thúc đẩy nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở các đại dương. Ngày 9/2, tàu nghiên cứu khoa học Tara Oceans do Liên hợp quốc bảo trợ đã kết thúc ba năm nghiên cứu khoa học trên các đại dương của thế giới để thu thập những thông tin về tác động của biến đổi khí hậu ở các đại dương nhằm nâng cao nhận thức của công chúng toàn cầu về biến đổi khí hậu ở các đại dương cũng như thu hẹp khoảng cách tri thức giữa cộng đồng khoa học và công chúng thông qua chia sẻ thông tin và dữ liệu khoa học thu thập được về biến đổi khí hậu ở các đại dương.
Các cơ quan Liên hợp quốc bảo trợ nghiên cứu khoa học này nhấn mạnh, đây là nỗ lực phi thường mang tính nhân văn của Liên hợp quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin không chỉ giữa các nhà khoa học và công chúng, mà còn với các nhà hoạch định chính sách về phương thức vận hành cuộc sống ở các đại dương cũng như tác động của con người đến môi trường có tầm quan trọng sống còn đối với con người này.
Theo dự kiến, các nhà khoa học trong sứ mệnh nghiên cứu trên tàu Tara Oceans sẽ chia sẻ những phát hiện cũng như các thông điệp của họ về nhu cầu đầu tư và cải tổ thiết yếu để đảm bảo sự bền vững của các đại dương nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) vào tháng 6 tới tại Brazil.
Theo UNESCO, tầm quan trọng của nghiên cứu đại dương này là đưa chủ đề đại dương vào các chương trình nghị sự phát triển bền vững của các quốc gia và toàn cầu nhằm giúp phát triển những chính sách và chiến lược cũng như hành động mới tăng cường quản lý và phát triển bền vững các đại dương./.
(TTXVN/Vietnam+)