Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 6/12 cảnh báo nhiệt độ Trái Đất đã nóng lên nhanh chóng kể từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20.
Dựa trên nghiên cứu do Trung tâm Hardley của Anh thực hiện tại 24 nước phát triển và đang phát triển trên khắp thế giới nhằm khảo sát và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, WMO nhấn mạnh tần số các lần nhiệt độ nóng cực đoan đã tăng lên trong khi tần số những lần nhiệt độ lạnh cực đoan lại giảm nhanh.
Theo nghiên cứu trên, tất cả 24 nước được chọn đều có nguy cơ lũ lụt gia tăng, chủ yếu là do tình trạng mực nước các dòng sông nội địa và nước biển dâng cao.
Như vậy, kịch bản xấu nhất vào cuối thế kỷ này là có thể sẽ có thêm khoảng 50 triệu người dân bị lũ lụt đe dọa và sản xuất lương thực giảm mạnh, đặc biệt ở các nước như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Indonesia, Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, vấn đề an ninh lương thực sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở nhiều nước trong số này trước năm 2040.
Trong khi đó, Italy, Pháp và Tây Nam nước Mỹ sẽ là những khu vực đặc biệt chịu tác động của tình trạng khan hiếm nguồn nước do hạn hán kéo dài.
Như vậy, khí hậu Trái Đất đã biến đổi rõ ràng và tác động của tình trạng này có thể dễ dàng nhận thấy ở khắp nơi trên hành tinh. Do đó, nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được kiểm soát, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng từ 3-5 độ C vào cuối thế kỷ này, dẫn đến những biến đổi lớn về mô hình mưa, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác gây thảm họa cho con người. Trước thách thức này, nhu cầu giảm khí thải trên toàn cầu ngày càng trở nên cấp thiết./.
Dựa trên nghiên cứu do Trung tâm Hardley của Anh thực hiện tại 24 nước phát triển và đang phát triển trên khắp thế giới nhằm khảo sát và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, WMO nhấn mạnh tần số các lần nhiệt độ nóng cực đoan đã tăng lên trong khi tần số những lần nhiệt độ lạnh cực đoan lại giảm nhanh.
Theo nghiên cứu trên, tất cả 24 nước được chọn đều có nguy cơ lũ lụt gia tăng, chủ yếu là do tình trạng mực nước các dòng sông nội địa và nước biển dâng cao.
Như vậy, kịch bản xấu nhất vào cuối thế kỷ này là có thể sẽ có thêm khoảng 50 triệu người dân bị lũ lụt đe dọa và sản xuất lương thực giảm mạnh, đặc biệt ở các nước như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Indonesia, Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, vấn đề an ninh lương thực sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở nhiều nước trong số này trước năm 2040.
Trong khi đó, Italy, Pháp và Tây Nam nước Mỹ sẽ là những khu vực đặc biệt chịu tác động của tình trạng khan hiếm nguồn nước do hạn hán kéo dài.
Như vậy, khí hậu Trái Đất đã biến đổi rõ ràng và tác động của tình trạng này có thể dễ dàng nhận thấy ở khắp nơi trên hành tinh. Do đó, nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được kiểm soát, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng từ 3-5 độ C vào cuối thế kỷ này, dẫn đến những biến đổi lớn về mô hình mưa, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác gây thảm họa cho con người. Trước thách thức này, nhu cầu giảm khí thải trên toàn cầu ngày càng trở nên cấp thiết./.
(TTXVN/Vietnam+)