Trong tháng 12/2012, số lao động thất nghiệp tại Đức đã tăng tháng thứ 9 liên tiếp, phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng nợ đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Trong khi cùng tháng này, số người không có việc làm tại Tây Ban Nha giảm 1,2%.
Tuy vậy, bất chấp sự gia tăng trong thời gian gần đây, số người thất nghiệp tại Đức vẫn duy trì ở mức thấp (khoảng 6,8%); còn sự cải thiện của thị trường lao động Tây Ban Nha hầu hết là nhờ sự gia tăng số việc làm tạm thời trong kỳ nghỉ.
Hiện 1/4 số người Tây Ban Nha đang trong tình trạng không có việc làm.
Các nhà phân tích nhận định trong năm 2013 thị trường việc làm Đức sẽ tăng trưởng, trong khi số người mất việc tại Tây Ban Nha sẽ gia tăng.
Sự thành công của thị trường lao động Đức là nhờ những chương trình cải cách cấu trúc và siết chặt tiền lương trong giai đoạn những năm 2000.
Ngược lại, Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng euro (Eurozone), chỉ tiến hành cải cách thị trường việc làm vào tháng 2/2012, dưới sức ép của Liên minh châu Âu (EU), nhằm đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
Song, những cải cách của Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp lớn sa thải lao động.
Các nhà phân tích tỏ ra không mấy lạc quan về triển vọng thay đổi xu hướng trên thị trường lao động Tây Ban Nha.
Nhà phân tích Raj Badiani, thuộc IHS Global Insight nhận định tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng vào đầu năm 2013, trong bối cảnh GDP dự kiến thu hẹp trong nửa đầu năm nay.
Với gánh nặng phải cắt giảm thâm hụt ngân sách 60 tỷ euro (79 tỷ USD), kinh tế "xứ sở đấu Bò tót" dự kiến sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay, khiến nhiều người mất việc làm.
Theo số liệu của Viện Thống kê Quốc gia (INE), trong quý 3/2012, có tới 5,8 triệu người Tây Ban Nha không có việc làm, đưa tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao kỷ lục 25%./.
Tuy vậy, bất chấp sự gia tăng trong thời gian gần đây, số người thất nghiệp tại Đức vẫn duy trì ở mức thấp (khoảng 6,8%); còn sự cải thiện của thị trường lao động Tây Ban Nha hầu hết là nhờ sự gia tăng số việc làm tạm thời trong kỳ nghỉ.
Hiện 1/4 số người Tây Ban Nha đang trong tình trạng không có việc làm.
Các nhà phân tích nhận định trong năm 2013 thị trường việc làm Đức sẽ tăng trưởng, trong khi số người mất việc tại Tây Ban Nha sẽ gia tăng.
Sự thành công của thị trường lao động Đức là nhờ những chương trình cải cách cấu trúc và siết chặt tiền lương trong giai đoạn những năm 2000.
Ngược lại, Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng euro (Eurozone), chỉ tiến hành cải cách thị trường việc làm vào tháng 2/2012, dưới sức ép của Liên minh châu Âu (EU), nhằm đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
Song, những cải cách của Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp lớn sa thải lao động.
Các nhà phân tích tỏ ra không mấy lạc quan về triển vọng thay đổi xu hướng trên thị trường lao động Tây Ban Nha.
Nhà phân tích Raj Badiani, thuộc IHS Global Insight nhận định tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng vào đầu năm 2013, trong bối cảnh GDP dự kiến thu hẹp trong nửa đầu năm nay.
Với gánh nặng phải cắt giảm thâm hụt ngân sách 60 tỷ euro (79 tỷ USD), kinh tế "xứ sở đấu Bò tót" dự kiến sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay, khiến nhiều người mất việc làm.
Theo số liệu của Viện Thống kê Quốc gia (INE), trong quý 3/2012, có tới 5,8 triệu người Tây Ban Nha không có việc làm, đưa tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao kỷ lục 25%./.
Trà My (TTXVN)