Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, ngày 17/5, sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan, 250 triệu USD trái phiếu VietinBank quốc tế theo Quy chế S/144A , không có bảo đảm, lợi tức cố định 8%/năm (mã CTG VN May 2017) đã được phát hành chính thức trên toàn cầu. Ngày hôm nay (18/5) trái phiếu này bắt đầu được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore.
Trước đó, giao dịch phát hành trái phiếu quốc tế VietinBank được nhiều ngân hàng, tạp chí tài chính và các nhà đầu tư quốc tế lớn, uy tín trên thế giới đánh giá cao, được thị trường đón nhận rất tích cực.
Điều này cũng mở ra “cánh cửa” cho cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế với các giao dịch tương tự về quy mô chuẩn, phương thức phát hành rộng rãi toàn cầu.
Theo VietinBank, 40% lượng trái phiếu chào bán được phân phối cho các nhà đầu tư châu Á, 37% và 23% lượng trái phiếu chào bán được phân phối cho các nhà đầu tư châu Âu và Mỹ.
Về danh mục khách hàng, các nhà quản lý quỹ và quản lý tài sản được phân phối 48% lượng trái phiếu chào bán, trong khi các ngân hàng đầu tư được phân phối 28%, các ngân hàng thương mại chiếm 14%, các tổ chức công 8% và các doanh nghiệp là 2%.
VietinBank cho rằng lợi tức phát hành là phù hợp với thực tế thị trường và tiềm năng phát triển của ngân hàng, đảm bảo hiệu quả đầu tư tín dụng. Hiện nay tại thị trường trong nước, dù nguồn vốn huy động USD ngắn hạn là có thể thấp hơn song việc huy động nguồn vốn USD trung dài hạn là hầu như không khả thi, đặc biệt là tại các kỳ hạn 3 năm trở lên.
“Tại thị trường quốc tế, đặt trong bối cảnh thị trường đầy bất ổn dẫn đến nhiều nhà đầu tư quốc tế bắt đầu rút giảm việc đầu tư vào trái phiếu xếp hạng ở mức dưới đầu tư, mức lợi tức phát hành trái phiếu VietinBank được nhiều nhà đầu tư đánh giá là hợp lý và rẻ hơn so với các lựa chọn đầu tư đến từ các đối thủ là các ngân hàng, định chế tài chính tại các thị trường mới nổi có cùng xếp hạng và đặc điểm tín dụng tương tự, nhưng lãi suất phát hành yêu cầu từ các nhà đầu tư có thể lên tới trên 9%”, đại diện VietinBank cho biết.
Với lợi tức phát hành nói trên, VietinBank sẽ sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế “trung hòa” với các nguồn vốn ngắn hạn hiện có với cơ cấu phù hợp để tài trợ cho các dự án khả thi, hiệu quả mà ngân hàng đang cho vay hoặc xem xét, thẩm định cho vay./.
Trước đó, giao dịch phát hành trái phiếu quốc tế VietinBank được nhiều ngân hàng, tạp chí tài chính và các nhà đầu tư quốc tế lớn, uy tín trên thế giới đánh giá cao, được thị trường đón nhận rất tích cực.
Điều này cũng mở ra “cánh cửa” cho cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế với các giao dịch tương tự về quy mô chuẩn, phương thức phát hành rộng rãi toàn cầu.
Theo VietinBank, 40% lượng trái phiếu chào bán được phân phối cho các nhà đầu tư châu Á, 37% và 23% lượng trái phiếu chào bán được phân phối cho các nhà đầu tư châu Âu và Mỹ.
Về danh mục khách hàng, các nhà quản lý quỹ và quản lý tài sản được phân phối 48% lượng trái phiếu chào bán, trong khi các ngân hàng đầu tư được phân phối 28%, các ngân hàng thương mại chiếm 14%, các tổ chức công 8% và các doanh nghiệp là 2%.
VietinBank cho rằng lợi tức phát hành là phù hợp với thực tế thị trường và tiềm năng phát triển của ngân hàng, đảm bảo hiệu quả đầu tư tín dụng. Hiện nay tại thị trường trong nước, dù nguồn vốn huy động USD ngắn hạn là có thể thấp hơn song việc huy động nguồn vốn USD trung dài hạn là hầu như không khả thi, đặc biệt là tại các kỳ hạn 3 năm trở lên.
“Tại thị trường quốc tế, đặt trong bối cảnh thị trường đầy bất ổn dẫn đến nhiều nhà đầu tư quốc tế bắt đầu rút giảm việc đầu tư vào trái phiếu xếp hạng ở mức dưới đầu tư, mức lợi tức phát hành trái phiếu VietinBank được nhiều nhà đầu tư đánh giá là hợp lý và rẻ hơn so với các lựa chọn đầu tư đến từ các đối thủ là các ngân hàng, định chế tài chính tại các thị trường mới nổi có cùng xếp hạng và đặc điểm tín dụng tương tự, nhưng lãi suất phát hành yêu cầu từ các nhà đầu tư có thể lên tới trên 9%”, đại diện VietinBank cho biết.
Với lợi tức phát hành nói trên, VietinBank sẽ sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế “trung hòa” với các nguồn vốn ngắn hạn hiện có với cơ cấu phù hợp để tài trợ cho các dự án khả thi, hiệu quả mà ngân hàng đang cho vay hoặc xem xét, thẩm định cho vay./.
Minh Thúy (Vietnam+)