Dự kiến đến cuối năm nay, Dự án hoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng mô hình trình diễn, sản xuất cung cấp giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng sẽ đưa vào hoạt động, góp phần bảo tồn, tái tạo và phục hồi nguồn lợi bào ngư, duy trì ổn định hệ sinh thái tại Bạch Long Vĩ nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Dự án được Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TCTS-NTTS ngày 27/6/2012 với tổng kinh phí gần 6,3 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 3 năm. Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng là đối tác thi công và thực hiện Dự án với Viện nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), triển khai xây dựng hệ thống bể nuôi bào ngư và các hạng mục công trình khác.
Mục tiêu cụ thể của Dự án gồm: hoàn thiện quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo bào ngư 9 lỗ đạt tỷ lệ sống ổn định. Hàng năm sản xuất và cung cấp khoảng 100.000 con giống đạt kích thước vỏ lớn hơn 4mm tại Bạch Long Vĩ; hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi vỗ tạo đàn bào ngư bố mẹ thuần chủng; xây dựng mô hình trình diễn về sinh sản nhân tạo và nuôi vỗ tạo đàn bào ngư bố mẹ theo 2 mô hình nuôi tại đảo Bạch Long Vĩ (nuôi bào ngư sinh thái-quảng canh tại bãi triều và nuôi bào ngư thâm canh bằng lồng nhựa ở bể ximăng).
Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng cho biết, vùng mặt nước biển Bạch Long Vĩ là một trong rất ít nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng để nuôi bào ngư. Huyện Bạch Long Vĩ xác định, những năm tới, nghề nuôi bào ngư là hướng đột phá trong phát triển kinh tế.
Thực tế, từ năm 2008, huyện đã thí điểm mô hình khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác bào ngư cho hai hộ dân trên đảo, kết quả thu hoạch rất khả quan. Huyện mở rộng diện tích giao 184ha (vùng 6m nước quanh đảo) cho 40 hộ và Liên đội Thanh niên xung phong đảo Bạch Long Vĩ quản lý, khoanh nuôi bào ngư bãi triều tự nhiên. Tuy nhiên, các hộ nuôi bào ngư trên đảo vẫn phải nhập con giống từ trại giống ở Cát Bà rất tốn kém về thời gian và chi phí.
Việc đưa trại sản xuất giống bào ngư tại Bạch Long Vĩ vào hoạt động không những cung cấp nguồn giống tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm cho cư dân huyện đảo mà còn tạo nguồn giống bào ngư cung cấp cho các địa phương khác và phục vụ xuất khẩu./.
Dự án được Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TCTS-NTTS ngày 27/6/2012 với tổng kinh phí gần 6,3 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 3 năm. Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng là đối tác thi công và thực hiện Dự án với Viện nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), triển khai xây dựng hệ thống bể nuôi bào ngư và các hạng mục công trình khác.
Mục tiêu cụ thể của Dự án gồm: hoàn thiện quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo bào ngư 9 lỗ đạt tỷ lệ sống ổn định. Hàng năm sản xuất và cung cấp khoảng 100.000 con giống đạt kích thước vỏ lớn hơn 4mm tại Bạch Long Vĩ; hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi vỗ tạo đàn bào ngư bố mẹ thuần chủng; xây dựng mô hình trình diễn về sinh sản nhân tạo và nuôi vỗ tạo đàn bào ngư bố mẹ theo 2 mô hình nuôi tại đảo Bạch Long Vĩ (nuôi bào ngư sinh thái-quảng canh tại bãi triều và nuôi bào ngư thâm canh bằng lồng nhựa ở bể ximăng).
Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng cho biết, vùng mặt nước biển Bạch Long Vĩ là một trong rất ít nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng để nuôi bào ngư. Huyện Bạch Long Vĩ xác định, những năm tới, nghề nuôi bào ngư là hướng đột phá trong phát triển kinh tế.
Thực tế, từ năm 2008, huyện đã thí điểm mô hình khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác bào ngư cho hai hộ dân trên đảo, kết quả thu hoạch rất khả quan. Huyện mở rộng diện tích giao 184ha (vùng 6m nước quanh đảo) cho 40 hộ và Liên đội Thanh niên xung phong đảo Bạch Long Vĩ quản lý, khoanh nuôi bào ngư bãi triều tự nhiên. Tuy nhiên, các hộ nuôi bào ngư trên đảo vẫn phải nhập con giống từ trại giống ở Cát Bà rất tốn kém về thời gian và chi phí.
Việc đưa trại sản xuất giống bào ngư tại Bạch Long Vĩ vào hoạt động không những cung cấp nguồn giống tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm cho cư dân huyện đảo mà còn tạo nguồn giống bào ngư cung cấp cho các địa phương khác và phục vụ xuất khẩu./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)