Ngày 19/6, Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương phía Nam và Cơ quan Hội Nhà báo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Nhà báo phải biết tự vệ.”
Theo nhà báo Thu An, Báo Tuổi trẻ, có lẽ điều cần thiết trước hết đối với một nhà báo biết tự bảo vệ là phải biết bảo vệ quyền hành nghề, tất nhiên việc hành nghề đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật và không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Nhà báo phải bảo vệ lợi ích của đất nước, dân tộc; chấp hành quy định của pháp luật và định hướng của cơ quan quản lý báo chí; đồng thời không được quên trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và những yêu cầu chính đáng của người đọc. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, nếu nhà báo tác nghiệp đúng, đấu tranh cho chính nghĩa, vì lợi ích cộng đồng thì người dân, bạn đọc chính là lực lượng hỗ trợ, bảo vệ nhà báo, qua đó nhà báo sẽ nâng cao khả năng tự bảo vệ chính mình, nhà báo Thu An cho biết.
Luật sư Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng ngoài việc nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn trong triển khai công tác, điều không thể thiếu là các tòa soạn báo cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật cho đội ngũ làm báo của đơn vị mình như một biện pháp hữu hiệu nhất để giúp các tòa soạn báo và phóng viên tránh gặp rủi ro khi tác nghiệp.
Bên cạnh đó, việc triển khai những đề tài liên quan đến thể loại phóng sự, điều tra, ban biên tập cần lưu ý đến cách thức tác nghiệp, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho đề tài… một cách thận trọng và phù hợp.
Ông Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh để tự bảo vệ mình, nhà báo phải nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực nghiệp vụ, đạo đức làm nghề và trách nhiệm của cơ quan quản lý báo chí là phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo tác nghiệp. Mặc dù Luật báo chí hiện hành chưa đáp ứng hết nhu cầu phát triển nhanh của báo chí, nhưng thực tế cũng cho thấy nhà báo chưa tự học và tòa soạn báo cũng chưa chủ động tổ chức giáo dục, nâng cao nhận thức về Luật báo chí cho đơn vị mình. Trong những vụ việc nhà báo tác nghiệp bị cản trở, hành hung có nhiều nguyên nhân cụ thể, nhưng cũng không thể phủ nhận do một bộ phận nhà báo không am hiểu pháp luật, kỹ năng tác nghiệp.
Nhân dịp này, cộng đồng báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam đã gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về nghề báo và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực trong việc tự bảo vệ mình khi tác nghiệp./.
Theo nhà báo Thu An, Báo Tuổi trẻ, có lẽ điều cần thiết trước hết đối với một nhà báo biết tự bảo vệ là phải biết bảo vệ quyền hành nghề, tất nhiên việc hành nghề đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật và không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Nhà báo phải bảo vệ lợi ích của đất nước, dân tộc; chấp hành quy định của pháp luật và định hướng của cơ quan quản lý báo chí; đồng thời không được quên trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và những yêu cầu chính đáng của người đọc. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, nếu nhà báo tác nghiệp đúng, đấu tranh cho chính nghĩa, vì lợi ích cộng đồng thì người dân, bạn đọc chính là lực lượng hỗ trợ, bảo vệ nhà báo, qua đó nhà báo sẽ nâng cao khả năng tự bảo vệ chính mình, nhà báo Thu An cho biết.
Luật sư Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng ngoài việc nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn trong triển khai công tác, điều không thể thiếu là các tòa soạn báo cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật cho đội ngũ làm báo của đơn vị mình như một biện pháp hữu hiệu nhất để giúp các tòa soạn báo và phóng viên tránh gặp rủi ro khi tác nghiệp.
Bên cạnh đó, việc triển khai những đề tài liên quan đến thể loại phóng sự, điều tra, ban biên tập cần lưu ý đến cách thức tác nghiệp, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho đề tài… một cách thận trọng và phù hợp.
Ông Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh để tự bảo vệ mình, nhà báo phải nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực nghiệp vụ, đạo đức làm nghề và trách nhiệm của cơ quan quản lý báo chí là phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo tác nghiệp. Mặc dù Luật báo chí hiện hành chưa đáp ứng hết nhu cầu phát triển nhanh của báo chí, nhưng thực tế cũng cho thấy nhà báo chưa tự học và tòa soạn báo cũng chưa chủ động tổ chức giáo dục, nâng cao nhận thức về Luật báo chí cho đơn vị mình. Trong những vụ việc nhà báo tác nghiệp bị cản trở, hành hung có nhiều nguyên nhân cụ thể, nhưng cũng không thể phủ nhận do một bộ phận nhà báo không am hiểu pháp luật, kỹ năng tác nghiệp.
Nhân dịp này, cộng đồng báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam đã gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về nghề báo và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực trong việc tự bảo vệ mình khi tác nghiệp./.
Mỹ Phương (TTXVN)