Chiều 9/2, Liên Đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), Công ty Cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) cùng Ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam như: Giải bóng đá vô địch quốc gia V-League Eximbank, Giải bóng đá Hạng nhất -Tôn Hoa Sen 2012, Giải bóng đá Cúp Quốc gia - Nhựa Hoa Sen 2012 đã gặp mặt báo chí để trao đổi những vấn đề dư luận đang quan tâm.
Vấn đề “nóng” nhất được đề cập là việc thống nhất tên gọi Giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, mặc dù gần đây Tổng cục Thể dục Thể thao và VFF đã có một số văn bản yêu cầu VPF sửa đổi tên gọi nhưng vẫn chưa được thực hiện và còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Vậy tại sao việc “đặt tên” lại quan trọng, cần bàn luận, mà đáng lẽ không có gì để nói nếu đầu mùa giải vấn đề này được tính đến?
Năm 2011 được gọi là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia (viết tắt bằng tiếng Anh là V-League năm 2011). Cuối tháng 11/2011 “cuộc cách mạng” bóng đá diễn ra đó là việc ra đời của Công ty Cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF). VPF đã thay VFF thực hiện việc điều hành tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp và thay tên gọi giải bóng đá này là Super Eximbank 2012. Tên gọi này tồn tại qua 4 vòng đấu thì bị “thổi còi” từ phía nhà quản lý và đề nghị sử dụng tên gọi như trước đây, áp dụng tại vòng đấu thứ 5 tới đây là Giải bóng đá vô địch quốc gia (viết tắt là V-League Eximbank 2012).
Như vậy, có thể thấy các tên gọi có một vài thay đổi. Trong 10 năm qua, Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có quá nhiều vấn đề bất cập, yếu kém và đáng phải bàn như: Tổ chức giải, bạo lực sân cỏ, trọng tài xuống cấp... Từ đó đã làm cho tâm lý, cũng như thái độ của những người yêu bóng đá, làm bóng đá có phần quay lưng và “ngán ngẩm” với giải này. Đúng lúc đấy, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ra đời và được coi là đổi mới. Việc VPF đứng ra tổ chức giải, đặt tên cho giải là Super Eximbank 2012 lúc bấy giờ cũng không có ai để ý, phản đối và cái tên này đã được mặc định và thừa nhận.
Tuy nhiên, Giải vô địch quốc gia do VPF tổ chức ở những vòng thi đấu vừa qua cũng không cải thiện hơn được gì, thậm chí bạo lực sân cỏ vẫn tiếp tục leo thang… Khiến những nhà quản lý “giật mình” cần điều chỉnh vì nghĩ rằng, bóng đá của chúng ta chưa thể “Super”, có nghĩa là siêu hạng.
Ông Nguyễn Lân Trung, Phó Chủ tịch Liên Đoàn bóng đá Việt Nam cho rằng, đây là giải đấu được tổ chức cả chục năm nay, đã quen thuộc và đi vào lòng người hâm mộ; hơn nữa cần áp dụng tên gọi bằng tiếng Việt để đảm bảo tính thuần phong và gần gủi. Tên gọi Giải bóng vô địch quốc gia sẽ kiên quyết áp dụng ở vòng đấu thứ 5.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp băn khoăn, việc thay đổi tên gọi sẽ được VPF thực hiện, tuy nhiên có phần khó khăn vì thời gian quá gấp gáp vì phải triệu tập tất cả các cổ đông là đại diện chữ ký của 27 đơn vị và câu lạc bộ để quyết định các vấn đề liên quan như: Con dấu, hủy vé, áo thi đấu, băng rôn, khẩu hiệu…
Những thiệt hại trên đang được tính toán giữa VPF và VFF để được bù đắp. Như vậy, Super Eximbank ra đời hơn 1 tháng đã bị khai tử. Vấn đề trên lẽ thường không phải bàn cãi nhiều nếu như nhà quản lý bóng đá tính toán kỹ lưỡng trước khi áp dụng và tổ chức giải; còn phía những người làm bóng đá VPF không nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn khi nền bóng đá nước nhà đang “phập phù”./.
Vấn đề “nóng” nhất được đề cập là việc thống nhất tên gọi Giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, mặc dù gần đây Tổng cục Thể dục Thể thao và VFF đã có một số văn bản yêu cầu VPF sửa đổi tên gọi nhưng vẫn chưa được thực hiện và còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Vậy tại sao việc “đặt tên” lại quan trọng, cần bàn luận, mà đáng lẽ không có gì để nói nếu đầu mùa giải vấn đề này được tính đến?
Năm 2011 được gọi là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia (viết tắt bằng tiếng Anh là V-League năm 2011). Cuối tháng 11/2011 “cuộc cách mạng” bóng đá diễn ra đó là việc ra đời của Công ty Cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF). VPF đã thay VFF thực hiện việc điều hành tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp và thay tên gọi giải bóng đá này là Super Eximbank 2012. Tên gọi này tồn tại qua 4 vòng đấu thì bị “thổi còi” từ phía nhà quản lý và đề nghị sử dụng tên gọi như trước đây, áp dụng tại vòng đấu thứ 5 tới đây là Giải bóng đá vô địch quốc gia (viết tắt là V-League Eximbank 2012).
Như vậy, có thể thấy các tên gọi có một vài thay đổi. Trong 10 năm qua, Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có quá nhiều vấn đề bất cập, yếu kém và đáng phải bàn như: Tổ chức giải, bạo lực sân cỏ, trọng tài xuống cấp... Từ đó đã làm cho tâm lý, cũng như thái độ của những người yêu bóng đá, làm bóng đá có phần quay lưng và “ngán ngẩm” với giải này. Đúng lúc đấy, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ra đời và được coi là đổi mới. Việc VPF đứng ra tổ chức giải, đặt tên cho giải là Super Eximbank 2012 lúc bấy giờ cũng không có ai để ý, phản đối và cái tên này đã được mặc định và thừa nhận.
Tuy nhiên, Giải vô địch quốc gia do VPF tổ chức ở những vòng thi đấu vừa qua cũng không cải thiện hơn được gì, thậm chí bạo lực sân cỏ vẫn tiếp tục leo thang… Khiến những nhà quản lý “giật mình” cần điều chỉnh vì nghĩ rằng, bóng đá của chúng ta chưa thể “Super”, có nghĩa là siêu hạng.
Ông Nguyễn Lân Trung, Phó Chủ tịch Liên Đoàn bóng đá Việt Nam cho rằng, đây là giải đấu được tổ chức cả chục năm nay, đã quen thuộc và đi vào lòng người hâm mộ; hơn nữa cần áp dụng tên gọi bằng tiếng Việt để đảm bảo tính thuần phong và gần gủi. Tên gọi Giải bóng vô địch quốc gia sẽ kiên quyết áp dụng ở vòng đấu thứ 5.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp băn khoăn, việc thay đổi tên gọi sẽ được VPF thực hiện, tuy nhiên có phần khó khăn vì thời gian quá gấp gáp vì phải triệu tập tất cả các cổ đông là đại diện chữ ký của 27 đơn vị và câu lạc bộ để quyết định các vấn đề liên quan như: Con dấu, hủy vé, áo thi đấu, băng rôn, khẩu hiệu…
Những thiệt hại trên đang được tính toán giữa VPF và VFF để được bù đắp. Như vậy, Super Eximbank ra đời hơn 1 tháng đã bị khai tử. Vấn đề trên lẽ thường không phải bàn cãi nhiều nếu như nhà quản lý bóng đá tính toán kỹ lưỡng trước khi áp dụng và tổ chức giải; còn phía những người làm bóng đá VPF không nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn khi nền bóng đá nước nhà đang “phập phù”./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)