Sáng 24/9, tại phòng khánh tiết Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã trao phiên bản khắc mộc bản “Chiếu dời đô” (thuộc khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới) cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo.
Trong quá trình tìm kiếm tài liệu thuộc khối mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới liên quan đến Thăng Long-Hà Nội, các cán bộ Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thuộc Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước đã tìm thấy bản khắc “Chiếu dời đô” của vua Lý Công Uẩn nằm trong Bộ sách "Đại Việt sử ký toàn thư."
Đây là bản khắc chữ Hán ngược, khổ khuôn in 20cmx29,5cm, gồm toàn bộ 214 chữ của “Chiếu dời đô” (không kể phần chú thích). Từ trước đến nay, nhiều tài liệu liên quan đến "Chiếu dời đô" đã được giới thiệu nhưng chỉ là những bản in, bản chụp. Mộc bản được tìm thấy lần này là bản khắc cổ nhất còn lại của Việt Nam về “Chiếu dời đô” tính đến thời điểm hiện nay.
Phiên bản khắc mộc bản “Chiếu dời đô” được trao cho thành phố Hà Nội để trưng bày giới thiệu, giúp nhân dân Thủ đô, bạn bè trong nước và quốc tế hiểu sâu sắc thêm về truyền thống ngàn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội anh hùng.
Nhân dịp này, Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước cũng trao tặng thành phố Hà Nội 1.000 bản của hai cuốn sách quý là “Khoa bảng Thăng Long-Hà Nội qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn” và “Mộc bản triều Nguyễn - Chiếu dời đô và một số kiệt tác.”
Hai cuốn sách giới thiệu những tài liệu gốc giá trị về truyền thống khoa bảng Thăng Long-Hà Nội; bản khắc cổ các tác phẩm bất hủ như "Chiếu dời đô," bài thơ thần "Nam quốc sơn hà," "Hịch tướng sĩ," "Bình Ngô đại cáo" thuộc khối Mộc bản triều Nguyễn.
Đây là nguồn tư liệu quý, giúp các nhà nghiên cứu và độc giả hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội./.
Trong quá trình tìm kiếm tài liệu thuộc khối mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới liên quan đến Thăng Long-Hà Nội, các cán bộ Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thuộc Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước đã tìm thấy bản khắc “Chiếu dời đô” của vua Lý Công Uẩn nằm trong Bộ sách "Đại Việt sử ký toàn thư."
Đây là bản khắc chữ Hán ngược, khổ khuôn in 20cmx29,5cm, gồm toàn bộ 214 chữ của “Chiếu dời đô” (không kể phần chú thích). Từ trước đến nay, nhiều tài liệu liên quan đến "Chiếu dời đô" đã được giới thiệu nhưng chỉ là những bản in, bản chụp. Mộc bản được tìm thấy lần này là bản khắc cổ nhất còn lại của Việt Nam về “Chiếu dời đô” tính đến thời điểm hiện nay.
Phiên bản khắc mộc bản “Chiếu dời đô” được trao cho thành phố Hà Nội để trưng bày giới thiệu, giúp nhân dân Thủ đô, bạn bè trong nước và quốc tế hiểu sâu sắc thêm về truyền thống ngàn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội anh hùng.
Nhân dịp này, Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước cũng trao tặng thành phố Hà Nội 1.000 bản của hai cuốn sách quý là “Khoa bảng Thăng Long-Hà Nội qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn” và “Mộc bản triều Nguyễn - Chiếu dời đô và một số kiệt tác.”
Hai cuốn sách giới thiệu những tài liệu gốc giá trị về truyền thống khoa bảng Thăng Long-Hà Nội; bản khắc cổ các tác phẩm bất hủ như "Chiếu dời đô," bài thơ thần "Nam quốc sơn hà," "Hịch tướng sĩ," "Bình Ngô đại cáo" thuộc khối Mộc bản triều Nguyễn.
Đây là nguồn tư liệu quý, giúp các nhà nghiên cứu và độc giả hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)