Ngày 3/8, Ủy ban Nhân dân huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức đón nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Trảng Bàng cho sản phẩm bánh tráng phơi sương, đồng thời triển khai Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm này.
Theo giấy chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), nhãn hiệu Trảng Bàng được trao cho hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Tân Tiến (211 Tỉnh lộ 19, khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng) chuyên sản xuất, kinh doanh bánh tráng phơi sương.
Hợp tác xã Tân Tiến được thành lập ngày 19/5/2005, hiện có 56 xã viên, trong đó có 24 xã viên được sử dụng nhãn hiệu trên, bao gồm các hộ tráng bánh tráng nướng, tráng và nướng bánh phơi sương.
Trong thời gian tới, các xã viên khác sẽ tiếp tục đăng ký sử dụng nhãn hiệu trên các sản phẩm bánh tráng Trảng Bàng.
Nghề làm bánh tráng ở Tây Ninh hiện nay phổ biến rộng rãi, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực thị trấn Trảng Bàng đoạn dọc theo Quốc lộ 22, là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh, nơi kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài.
Khu vực này hiện có hàng trăm hộ chuyên sản xuất, kinh doanh bánh tráng, nhiều nhất là khu phố Lộc Du. Đây là nghề được người dân Trảng Bàng thừa hưởng từ thời cha ông ở vùng đất Ngũ Quảng, Bình Định, đi khẩn hoang lập ấp ở Tây Ninh vào thế kỷ 18.
Ban đầu, ở đây chỉ sản xuất bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng, sau này có thêm nhiều sản phẩm khác, trong đó độc đáo nhất là bánh tráng phơi sương.
Bánh tráng phơi sương ở đây hiện nay trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp khu vực Nam Bộ. Bên cạnh tay nghề kỹ thuật, có một yếu tố đặc thù tự nhiên giúp bánh tráng phơi sương Trảng Bàng dẻo, thơm ngon là nơi đây ngày nắng nhiều, đêm lắm sương, mùa mưa sương nhiều, mùa khô vào ban đêm độ ẩm cao, thời tiết lạnh vẫn có sương.
Cũng tại buổi lễ, đại diện các sở, ngành, hợp tác xã và bà con làm bánh tráng đã góp ý mẫu lôgô cho nhãn hiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng./.
Theo giấy chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), nhãn hiệu Trảng Bàng được trao cho hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Tân Tiến (211 Tỉnh lộ 19, khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng) chuyên sản xuất, kinh doanh bánh tráng phơi sương.
Hợp tác xã Tân Tiến được thành lập ngày 19/5/2005, hiện có 56 xã viên, trong đó có 24 xã viên được sử dụng nhãn hiệu trên, bao gồm các hộ tráng bánh tráng nướng, tráng và nướng bánh phơi sương.
Trong thời gian tới, các xã viên khác sẽ tiếp tục đăng ký sử dụng nhãn hiệu trên các sản phẩm bánh tráng Trảng Bàng.
Nghề làm bánh tráng ở Tây Ninh hiện nay phổ biến rộng rãi, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực thị trấn Trảng Bàng đoạn dọc theo Quốc lộ 22, là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh, nơi kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài.
Khu vực này hiện có hàng trăm hộ chuyên sản xuất, kinh doanh bánh tráng, nhiều nhất là khu phố Lộc Du. Đây là nghề được người dân Trảng Bàng thừa hưởng từ thời cha ông ở vùng đất Ngũ Quảng, Bình Định, đi khẩn hoang lập ấp ở Tây Ninh vào thế kỷ 18.
Ban đầu, ở đây chỉ sản xuất bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng, sau này có thêm nhiều sản phẩm khác, trong đó độc đáo nhất là bánh tráng phơi sương.
Bánh tráng phơi sương ở đây hiện nay trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp khu vực Nam Bộ. Bên cạnh tay nghề kỹ thuật, có một yếu tố đặc thù tự nhiên giúp bánh tráng phơi sương Trảng Bàng dẻo, thơm ngon là nơi đây ngày nắng nhiều, đêm lắm sương, mùa mưa sương nhiều, mùa khô vào ban đêm độ ẩm cao, thời tiết lạnh vẫn có sương.
Cũng tại buổi lễ, đại diện các sở, ngành, hợp tác xã và bà con làm bánh tráng đã góp ý mẫu lôgô cho nhãn hiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng./.
Vũ Tiến Lực (TTXVN)