Ngày 11/5, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi sáng tác logo cho Olympic Hóa học Quốc tế (IChO 46th) sẽ tổ chức tại Việt Nam năm 2014.
Qua nhiều vòng chấm, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra được 10 bài dự thi xuất sắc để trao giải thưởng, trong đó có một giải Nhất, hai giải Nhì, ba giải Ba và bốn giải Khuyến khích.
Giải Nhất được trao cho bạn Phạm Minh Châu, sinh viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Tác phẩm đoạt giải Nhất được thiết kế nằm trọn trong hình chữ nhật đứng. Họa tiết chim lạc được cách điệu theo hình bình thí nghiệm hóa học. Năm màu sắc chính của Olympic Hóa học quốc tế được thể hiện rõ trong tác phẩm, đặc biệt tác giả còn thiết kế hình ngôi sao vàng nằm trên dải màu đỏ, thể hiện dấu ấn của nước chủ nhà Việt Nam.
Tác phẩm giành giải Nhất sẽ được lựa chọn là logo chính thức của IChO lần thứ 46 tại Việt Nam năm 2014.
Được phát động vào cuối tháng 3/2011, các địa phương đã sôi nổi hưởng ứng cuộc thi, trong đó một số Sở Giáo dục và Đào tạo như Lai Châu, Phú Yên, Nghệ An, Đồng Nai, Hà Nội… đã có công văn hướng dẫn triển khai thực hiện đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Việc làm này đã tạo ra một phong trào tìm hiểu về Olympic Hóa học quốc tế trong học sinh trung học phổ thông, đặc biệt là các học sinh tại các trường chuyên, trên cơ sở đó làm động lực thúc đẩy các em tham gia sáng tác logo cho Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 46 tại Việt Nam.
Đến cuối năm 2011, Ban tổ chức đã nhận được 1.715 bài dự thi, trong đó một số tỉnh có số lượng bài dự thi nhiều như Lai Châu 971 bài, Phú Yên 331 bài, Nghệ An 126 bài…
Phần lớn bài dự thi đều đáp ứng yêu cầu đề ra là logo phải có hình thức đẹp, thể hiện được đặc trưng và ý nghĩa khoa học của môn Hóa học; thể hiện được bản sắc văn hóa và con người Việt Nam; thể hiện bằng tiếng Anh các thông tin chính của kỳ thi, không trùng lặp với logo của các kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế trước đây.
Nhiều bài dự thi đã cố gắng đưa vào thiết kế logo những bản sắc văn hóa Việt Nam như:nón lá, hoa sen, chim lạc, bản đồ Việt Nam, Vịnh Hạ Long, Ngũ Hành Sơn, Khuê Văn Các-Văn Miếu Quốc tử Giám…
Nhìn chung các bài dự thi đều thể hiện được đặc trưng và ý nghĩa khoa học của môn Hóa học, như: hình tượng cụ thể hoặc cách điệu của các ký hiệu hóa học, mô hình của các phân tử hóa học, hình tượng các dụng cụ thí nghiệm hóa học…
Bên cạnh những cố gắng thể hiện các hình khối, đường nét, bố cục hợp lý, tính biểu tượng trong thiết kế logo, các bài thi cũng sử dụng những màu sắc hài hòa. Một số bài dự thi thể hiện thông số kỹ thuật cao, tỷ lệ các hình trong những bản vẽ công phu, có tính chuyên nghiệp cao./.
Qua nhiều vòng chấm, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra được 10 bài dự thi xuất sắc để trao giải thưởng, trong đó có một giải Nhất, hai giải Nhì, ba giải Ba và bốn giải Khuyến khích.
Giải Nhất được trao cho bạn Phạm Minh Châu, sinh viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Tác phẩm đoạt giải Nhất được thiết kế nằm trọn trong hình chữ nhật đứng. Họa tiết chim lạc được cách điệu theo hình bình thí nghiệm hóa học. Năm màu sắc chính của Olympic Hóa học quốc tế được thể hiện rõ trong tác phẩm, đặc biệt tác giả còn thiết kế hình ngôi sao vàng nằm trên dải màu đỏ, thể hiện dấu ấn của nước chủ nhà Việt Nam.
Tác phẩm giành giải Nhất sẽ được lựa chọn là logo chính thức của IChO lần thứ 46 tại Việt Nam năm 2014.
Được phát động vào cuối tháng 3/2011, các địa phương đã sôi nổi hưởng ứng cuộc thi, trong đó một số Sở Giáo dục và Đào tạo như Lai Châu, Phú Yên, Nghệ An, Đồng Nai, Hà Nội… đã có công văn hướng dẫn triển khai thực hiện đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Việc làm này đã tạo ra một phong trào tìm hiểu về Olympic Hóa học quốc tế trong học sinh trung học phổ thông, đặc biệt là các học sinh tại các trường chuyên, trên cơ sở đó làm động lực thúc đẩy các em tham gia sáng tác logo cho Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 46 tại Việt Nam.
Đến cuối năm 2011, Ban tổ chức đã nhận được 1.715 bài dự thi, trong đó một số tỉnh có số lượng bài dự thi nhiều như Lai Châu 971 bài, Phú Yên 331 bài, Nghệ An 126 bài…
Phần lớn bài dự thi đều đáp ứng yêu cầu đề ra là logo phải có hình thức đẹp, thể hiện được đặc trưng và ý nghĩa khoa học của môn Hóa học; thể hiện được bản sắc văn hóa và con người Việt Nam; thể hiện bằng tiếng Anh các thông tin chính của kỳ thi, không trùng lặp với logo của các kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế trước đây.
Nhiều bài dự thi đã cố gắng đưa vào thiết kế logo những bản sắc văn hóa Việt Nam như:nón lá, hoa sen, chim lạc, bản đồ Việt Nam, Vịnh Hạ Long, Ngũ Hành Sơn, Khuê Văn Các-Văn Miếu Quốc tử Giám…
Nhìn chung các bài dự thi đều thể hiện được đặc trưng và ý nghĩa khoa học của môn Hóa học, như: hình tượng cụ thể hoặc cách điệu của các ký hiệu hóa học, mô hình của các phân tử hóa học, hình tượng các dụng cụ thí nghiệm hóa học…
Bên cạnh những cố gắng thể hiện các hình khối, đường nét, bố cục hợp lý, tính biểu tượng trong thiết kế logo, các bài thi cũng sử dụng những màu sắc hài hòa. Một số bài dự thi thể hiện thông số kỹ thuật cao, tỷ lệ các hình trong những bản vẽ công phu, có tính chuyên nghiệp cao./.
Ngọc Anh (TTXVN)