Liên tục trong tuần qua, cơ quan chức năng đã phát hiện có trên 30 điểm đê sông, đê biển ở tỉnh Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng; trong đó, nghiêm trọng nhất là đê biển Tây có trên 10 điểm bị sạt lở kéo dài gần 10km.
Nước biển đã tràn qua đê, gây nhiễm mặn, thiệt hại hàng trăm ha đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra tại các cửa biển như Sông Đốc, Khánh Hội, Tam Giang cũng bị sạt lở nặng.
Các tuyến sông lớn nội địa như sông Cửa Lớn, Hành Hào, kênh xáng Đội Cường ở các xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi, Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đều bị sạt lở nặng, đe dọa đời sống của trên 100 hộ dân sinh sống tại các khu vực này; đồng thời gây ảnh hưởng tới sản xuất như nuôi trồng thủy sản, hoa màu, cây ăn trái.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương huy động lực lượng tại chỗ triển khai các biện pháp khắc phục. Đối với đê biển Tây, tổ chức dùng cây gỗ địa phương làm hàng rào chắn sóng, dùng bao đất tạo thành đê chống sạt lở. Riêng đối với khu vực bị nước biển tràn vào, chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn bà con dùng máy bơm, bơm nước ra.
Nông dân vùng nuôi trồng thủy sản, bồi đắp ở những nơi bị nước ngập để chống thất thoát. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời, không giải quyết triệt để được tình trạng sạt lở trong mùa mưa bão.
Ông Ngô Minh Chiến, Bí thư Huyện ủy huyện Trần Văn Thời cho biết biện pháp tốt nhất là tạo điều kiện an toàn để người dân sống chung với sạt lở, vì đây là chuyện xảy ra thường xuyên đối với vùng ven biển.
Gần một tháng nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có mưa liên tục, thậm chí mưa to có kèm theo dông. Toàn tuyến ven biển dài 252km bị sống biển đánh vào bờ dữ dội. Triều cường dâng cao hơn cùng kỳ 0,5m.
Theo chu kỳ, từ nay đến cuối năm là lúc xuất hiện mưa bão nhiều, do vậy người dân Cà Mau còn phải tiếp tục đối mặt với sạt lở. Chính quyền địa phương cũng đã triển khai các phương án cần thiết để di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm./.
Nước biển đã tràn qua đê, gây nhiễm mặn, thiệt hại hàng trăm ha đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra tại các cửa biển như Sông Đốc, Khánh Hội, Tam Giang cũng bị sạt lở nặng.
Các tuyến sông lớn nội địa như sông Cửa Lớn, Hành Hào, kênh xáng Đội Cường ở các xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi, Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đều bị sạt lở nặng, đe dọa đời sống của trên 100 hộ dân sinh sống tại các khu vực này; đồng thời gây ảnh hưởng tới sản xuất như nuôi trồng thủy sản, hoa màu, cây ăn trái.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương huy động lực lượng tại chỗ triển khai các biện pháp khắc phục. Đối với đê biển Tây, tổ chức dùng cây gỗ địa phương làm hàng rào chắn sóng, dùng bao đất tạo thành đê chống sạt lở. Riêng đối với khu vực bị nước biển tràn vào, chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn bà con dùng máy bơm, bơm nước ra.
Nông dân vùng nuôi trồng thủy sản, bồi đắp ở những nơi bị nước ngập để chống thất thoát. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời, không giải quyết triệt để được tình trạng sạt lở trong mùa mưa bão.
Ông Ngô Minh Chiến, Bí thư Huyện ủy huyện Trần Văn Thời cho biết biện pháp tốt nhất là tạo điều kiện an toàn để người dân sống chung với sạt lở, vì đây là chuyện xảy ra thường xuyên đối với vùng ven biển.
Gần một tháng nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có mưa liên tục, thậm chí mưa to có kèm theo dông. Toàn tuyến ven biển dài 252km bị sống biển đánh vào bờ dữ dội. Triều cường dâng cao hơn cùng kỳ 0,5m.
Theo chu kỳ, từ nay đến cuối năm là lúc xuất hiện mưa bão nhiều, do vậy người dân Cà Mau còn phải tiếp tục đối mặt với sạt lở. Chính quyền địa phương cũng đã triển khai các phương án cần thiết để di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm./.
Trần Thành Nên (TTXVN)