Ngày 13/10, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn có điện gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tuyến biển từ Thanh Hóa đến Phú Yên về việc triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 11.
Để chủ động đối phó với bão, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Biên phòng các tỉnh, thành phố khẩn trương phối hợp với địa phương và chủ tàu cương quyết kêu gọi, hướng dẫn ngư dân tàu cá rời ngay khỏi khu vực nguy hiểm.
Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định từ Vĩ tuyến 12 đến Vĩ tuyến 19. Tổ chức sắp xếp cho tàu thuyền tại nơi tránh, trú bảo đảm an toàn, không để ngư dân trên các tàu, thuyền, lồng bè. Có phương án duy trì thông tin liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển, sẵn sàng xử lý các tình huống xảy ra.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tuyến biển từ Thanh Hóa đến Phú Yên chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức rà soát các phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng tăng cường lực lượng, phương tiện cho những vùng trọng điểm; hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa và chuẩn bị các phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn qua Văn phòng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15-16. Đây là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp và di chuyển nhanh, nhiều khả năng đổ bộ vào địa bàn các tỉnh Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế.
Trước thông tin bão số 11 có thể đổ bộ vào miền Trung, sáng 13/10, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động khoảng 1.000 người gồm lực lượng quân đội, công an, Đồn biên phòng 164 và nhân dân tập trung đắp tuyến kè biển xung yếu đoạn đi qua xóm Long Hải, xã Thạch Kim.
Ông Phạm Xuân Lộc, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Kim cho biết kè chắn sóng đoạn qua địa phận xã có chiều dài khoảng 1,5km được làm từ năm 1994 nên đã xuống cấp nghiêm trọng.
Cơn bão số 10 vừa qua làm sạt lở hoàn toàn 300m kè chắn sóng khiến nước biển thâm nhập sâu vào các thôn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Xã đã huy động nhân dân cùng với các phương tiện vận chuyển hàng trăm khối đất, đá để gia cố những điểm xung yếu của tuyến kè.
Theo ông Phan Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, huyện đã tập trung lực lượng tại chỗ để gia cố tuyến kè xung yếu tại xã Thạch Kim, đồng thời quán triệt các địa phương chủ động phòng chống bão số 11.
Trước mắt, huyện kêu gọi tàu, thuyền và ngư dân vào nơi trú ẩn an toàn, đồng thời tiến hành gia cố, đắp lại các tuyến đê kè, hồ đập xung yếu hư hỏng do cơn bão số 10 vừa qua gây ra.
Huyện Lộc Hà có 396 tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển. Đa số tàu, thuyền đã vào nơi trú ẩn an toàn ở âu tránh bão của xã Thạch Kim và các xã Thạch Bằng, Thịnh Lộc và Mai Phụ. Nhiều tàu thuyền của huyện đang hoạt động ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã nhận được liên lạc và chủ động vào nơi trú ẩn an toàn.
Trong khi đó, tại Thừa Thiên-Huế, việc xây dựng âu thuyền đang tồn tại bất cập: Âu thuyền to nhưng chỉ đón được tàu nhỏ vào tránh trú bão. Số là, các âu thuyền tránh trú bão ở Thừa Thiên-Huế đều xây dựng trên phá Tam Giang, cách xa các cửa biển; trong khi luồng lạch trên phá hết sức phức tạp, luôn bị bồi lấp hàng năm khiến cho các tàu, thuyền có công suất lớn ra vào dễ bị mắc cạn.
Đơn cử tại khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải, xã Phú Hải, huyện Phú Vang, có quy mô 500 chiếc tàu, thuyền tránh bão cùng lúc.
Đây là công trình tránh trú bão lớn và hiện đại nhất tỉnh Thừa Thiên-Huế, được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2011, có vốn đầu tư 42 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư.
Do vị trí khu neo đậu này nằm cách cửa Thuận An rất xa; luồng lạch ra, vào khu neo đậu tàu, thuyền dích dắc, có nơi chỉ có mực nước sâu 0,5m; trong khi, theo kinh nghiệm của ngư dân luồng lạch phải có mực nước sâu đến 3m tàu thuyền mới đi lại thuận tiện.
Vì vậy, dù công trình có quy mô 500 tàu, thuyền công suất từ 20CV trở lên neo đậu nhưng trong cơn bão số 10 vừa qua, theo quan sát của chúng tôi chỉ có không đến 150 chiếc; còn rất xa so với mục tiêu đặt ra. Nhiều tàu, thuyền không thông thạo địa hình, luồng lạch không dám vào bởi rất dễ bị mắc cạn. Nếu mắc cạn thì phải mất nhiều giờ mới khắc phục xong.
Cùng với khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải, cảng cá Tư Hiền cũng nằm trong tình trạng tương tự. Ngoài chức năng là một cảng cá, Tư Hiền còn có chức năng làm nơi neo đậu tàu thuyền và trú tránh bão, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 50 tỷ đồng, do Bộ Chỉ huy Quân sự làm chủ đầu tư.
Thế nhưng một nghịch lý ở đây đang xảy ra mà nhiều ngư dân cho biết là do luồng lạch cạn, bị bồi lấp nên hầu hết tàu, thuyền không thể vào cập cảng mà phải đậu ngoài cửa biển Tư Hiền. Trong cơn bão số 10 vừa qua, số tàu, thuyền vào neo đậu ở đây chỉ lác đác vài chiếc.
Nhiều chủ phương tiện cho hay, ngay cả các phương tiện đánh bắt cá từ biển về cũng phải ở ngoài lạch cửa biển rồi mới chuyển cá vào cảng Tư Hiền để bán, mất thời gian và tốn kém thêm chi phí, đừng nói tới việc tránh trú bão./.
Để chủ động đối phó với bão, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Biên phòng các tỉnh, thành phố khẩn trương phối hợp với địa phương và chủ tàu cương quyết kêu gọi, hướng dẫn ngư dân tàu cá rời ngay khỏi khu vực nguy hiểm.
Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định từ Vĩ tuyến 12 đến Vĩ tuyến 19. Tổ chức sắp xếp cho tàu thuyền tại nơi tránh, trú bảo đảm an toàn, không để ngư dân trên các tàu, thuyền, lồng bè. Có phương án duy trì thông tin liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển, sẵn sàng xử lý các tình huống xảy ra.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tuyến biển từ Thanh Hóa đến Phú Yên chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức rà soát các phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng tăng cường lực lượng, phương tiện cho những vùng trọng điểm; hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa và chuẩn bị các phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn qua Văn phòng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15-16. Đây là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp và di chuyển nhanh, nhiều khả năng đổ bộ vào địa bàn các tỉnh Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế.
Trước thông tin bão số 11 có thể đổ bộ vào miền Trung, sáng 13/10, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động khoảng 1.000 người gồm lực lượng quân đội, công an, Đồn biên phòng 164 và nhân dân tập trung đắp tuyến kè biển xung yếu đoạn đi qua xóm Long Hải, xã Thạch Kim.
Ông Phạm Xuân Lộc, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Kim cho biết kè chắn sóng đoạn qua địa phận xã có chiều dài khoảng 1,5km được làm từ năm 1994 nên đã xuống cấp nghiêm trọng.
Cơn bão số 10 vừa qua làm sạt lở hoàn toàn 300m kè chắn sóng khiến nước biển thâm nhập sâu vào các thôn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Xã đã huy động nhân dân cùng với các phương tiện vận chuyển hàng trăm khối đất, đá để gia cố những điểm xung yếu của tuyến kè.
Theo ông Phan Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, huyện đã tập trung lực lượng tại chỗ để gia cố tuyến kè xung yếu tại xã Thạch Kim, đồng thời quán triệt các địa phương chủ động phòng chống bão số 11.
Trước mắt, huyện kêu gọi tàu, thuyền và ngư dân vào nơi trú ẩn an toàn, đồng thời tiến hành gia cố, đắp lại các tuyến đê kè, hồ đập xung yếu hư hỏng do cơn bão số 10 vừa qua gây ra.
Huyện Lộc Hà có 396 tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển. Đa số tàu, thuyền đã vào nơi trú ẩn an toàn ở âu tránh bão của xã Thạch Kim và các xã Thạch Bằng, Thịnh Lộc và Mai Phụ. Nhiều tàu thuyền của huyện đang hoạt động ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã nhận được liên lạc và chủ động vào nơi trú ẩn an toàn.
Trong khi đó, tại Thừa Thiên-Huế, việc xây dựng âu thuyền đang tồn tại bất cập: Âu thuyền to nhưng chỉ đón được tàu nhỏ vào tránh trú bão. Số là, các âu thuyền tránh trú bão ở Thừa Thiên-Huế đều xây dựng trên phá Tam Giang, cách xa các cửa biển; trong khi luồng lạch trên phá hết sức phức tạp, luôn bị bồi lấp hàng năm khiến cho các tàu, thuyền có công suất lớn ra vào dễ bị mắc cạn.
Đơn cử tại khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải, xã Phú Hải, huyện Phú Vang, có quy mô 500 chiếc tàu, thuyền tránh bão cùng lúc.
Đây là công trình tránh trú bão lớn và hiện đại nhất tỉnh Thừa Thiên-Huế, được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2011, có vốn đầu tư 42 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư.
Do vị trí khu neo đậu này nằm cách cửa Thuận An rất xa; luồng lạch ra, vào khu neo đậu tàu, thuyền dích dắc, có nơi chỉ có mực nước sâu 0,5m; trong khi, theo kinh nghiệm của ngư dân luồng lạch phải có mực nước sâu đến 3m tàu thuyền mới đi lại thuận tiện.
Vì vậy, dù công trình có quy mô 500 tàu, thuyền công suất từ 20CV trở lên neo đậu nhưng trong cơn bão số 10 vừa qua, theo quan sát của chúng tôi chỉ có không đến 150 chiếc; còn rất xa so với mục tiêu đặt ra. Nhiều tàu, thuyền không thông thạo địa hình, luồng lạch không dám vào bởi rất dễ bị mắc cạn. Nếu mắc cạn thì phải mất nhiều giờ mới khắc phục xong.
Cùng với khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải, cảng cá Tư Hiền cũng nằm trong tình trạng tương tự. Ngoài chức năng là một cảng cá, Tư Hiền còn có chức năng làm nơi neo đậu tàu thuyền và trú tránh bão, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 50 tỷ đồng, do Bộ Chỉ huy Quân sự làm chủ đầu tư.
Thế nhưng một nghịch lý ở đây đang xảy ra mà nhiều ngư dân cho biết là do luồng lạch cạn, bị bồi lấp nên hầu hết tàu, thuyền không thể vào cập cảng mà phải đậu ngoài cửa biển Tư Hiền. Trong cơn bão số 10 vừa qua, số tàu, thuyền vào neo đậu ở đây chỉ lác đác vài chiếc.
Nhiều chủ phương tiện cho hay, ngay cả các phương tiện đánh bắt cá từ biển về cũng phải ở ngoài lạch cửa biển rồi mới chuyển cá vào cảng Tư Hiền để bán, mất thời gian và tốn kém thêm chi phí, đừng nói tới việc tránh trú bão./.
(TTXVN)