Sáng 29/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2014.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn chủ trì Hội nghị.
Theo Nghị quyết số 47/2013/QH13, tại kỳ họp thứ 7 và kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tập trung vào một số hoạt động chính gồm xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, hoạt động chất vấn và giám sát hai chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012; việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.
Năm 2014, ngoài xem xét các báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, tổ chức hoạt động chất vấn, chuẩn bị để Quốc hội giám sát hai chuyên đề trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trực tiếp tiến hành giám sát các chuyên đề tại phiên họp của Ủy ban gồm chuyên đề hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân cơ do Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư (phiên họp tháng 4/2014); chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (phiên họp tháng 9/2014).
Kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung giám sát đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban.
Thống nhất với chương trình hoạt động giám sát, song đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng đề xuất nhiều nội dung để hoạt động này được triển khai tốt hơn.
Ông Danh Út, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhìn nhận thời gian qua, cơ quan chịu sự giám sát đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện cho đoàn giám sát. Tuy nhiên, báo cáo thông tin chuyển đến còn chậm, mặc dù công việc này đã được báo trước cả tháng. Một số địa phương còn tồn tại tình trạng bố trí người làm việc với đoàn giám sát chưa phù hợp.
Đối với việc giám sát qua giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo nội dung chi tiết cho các phiên chất vấn còn chậm, không đủ thời gian cho đại biểu nghiên cứu.
Theo Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014, Ủy ban sẽ tiến hành giám sát tại 15 tỉnh, thành phố. Ủy ban giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012, báo cáo kết quả với Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2014 và chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Đại diện Ủy ban này đề nghị cần tăng cường vai trò giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố, sự giúp đỡ của các đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương, các đại biểu chuyên trách Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Trong thời gian giám sát, ngoài giám sát về chính sách, cần quan tâm phát hiện, xử lý những vướng mắc cụ thể, kiến nghị xử lý những tiêu cực, tham nhũng, tránh việc giám sát chung chung, không sát thực tế.
Có ý kiến đề nghị cần có sự phối hợp, tăng cường hỗ trợ, tham gia của Kiểm toán Nhà nước để tăng chất lượng hoạt động giám sát bởi hoạt động giám sát của Quốc hội ít có điều kiện tham gia vào giám sát tài chính, trong khi các báo cáo kiểm toán rất sâu, có giá trị hỗ trợ cho giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội rất nhiều.
Tán thành với ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định hoạt động giám sát rất quan trọng, qua giám sát, nhiều nội dung về hoàn thiện cơ chế chính sách đã được đề xuất, phát hiện ra những điểm tồn tại và đề ra giải pháp trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng kiến nghị các cơ quan Chính phủ, thành viên Chính phủ và Quốc hội cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban được giao chủ trì thực hiện giám sát nên có sự thảo luận, trao đổi ngay từ khi xây dựng đề cương, tạo điều kiện cho cơ quan được giám sát chuẩn bị đề cương sát yêu cầu, mục tiêu, kịp thời hơn.
Chương trình giám sát các địa phương cần dự kiến trước thời gian thực hiện cho chủ động. Với cùng một nội dung giám sát, chỉ nên bố trí tổ chức nghe một lần. Các vấn đề liên quan đến địa phương, bộ, ngành, ngoài đơn vị chủ trì, đoàn giám sát cần yêu cầu địa phương có báo cáo chính thức.
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương xây dựng chương trình hoạt động giám sát năm 2014, trao đổi ý kiến các thành viên trong Hội đồng, Ủy ban, lập kế hoạch nêu rõ thời gian, nội dung, địa điểm, báo cáo Văn phòng Quốc hội để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo cải tiến cách thức tiến hành giám sát, nâng cao chất lượng giám sát, chú trọng gặp gỡ đối tượng trực tiếp chịu sự giám sát, giải quyết kiến nghị cử tri, tăng cường hoạt động giải trình của Ủy ban.
Các đoàn đại biểu Quốc hội chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát tại địa phương. Các cơ quan chịu sự giám sát cần chú trọng đến việc hợp tác cung cấp thông tin trước giám sát, thực hiện kiến nghị sau giám sát./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn chủ trì Hội nghị.
Theo Nghị quyết số 47/2013/QH13, tại kỳ họp thứ 7 và kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tập trung vào một số hoạt động chính gồm xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, hoạt động chất vấn và giám sát hai chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012; việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.
Năm 2014, ngoài xem xét các báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, tổ chức hoạt động chất vấn, chuẩn bị để Quốc hội giám sát hai chuyên đề trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trực tiếp tiến hành giám sát các chuyên đề tại phiên họp của Ủy ban gồm chuyên đề hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân cơ do Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư (phiên họp tháng 4/2014); chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (phiên họp tháng 9/2014).
Kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung giám sát đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban.
Thống nhất với chương trình hoạt động giám sát, song đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng đề xuất nhiều nội dung để hoạt động này được triển khai tốt hơn.
Ông Danh Út, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhìn nhận thời gian qua, cơ quan chịu sự giám sát đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện cho đoàn giám sát. Tuy nhiên, báo cáo thông tin chuyển đến còn chậm, mặc dù công việc này đã được báo trước cả tháng. Một số địa phương còn tồn tại tình trạng bố trí người làm việc với đoàn giám sát chưa phù hợp.
Đối với việc giám sát qua giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo nội dung chi tiết cho các phiên chất vấn còn chậm, không đủ thời gian cho đại biểu nghiên cứu.
Theo Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014, Ủy ban sẽ tiến hành giám sát tại 15 tỉnh, thành phố. Ủy ban giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012, báo cáo kết quả với Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2014 và chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Đại diện Ủy ban này đề nghị cần tăng cường vai trò giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố, sự giúp đỡ của các đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương, các đại biểu chuyên trách Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Trong thời gian giám sát, ngoài giám sát về chính sách, cần quan tâm phát hiện, xử lý những vướng mắc cụ thể, kiến nghị xử lý những tiêu cực, tham nhũng, tránh việc giám sát chung chung, không sát thực tế.
Có ý kiến đề nghị cần có sự phối hợp, tăng cường hỗ trợ, tham gia của Kiểm toán Nhà nước để tăng chất lượng hoạt động giám sát bởi hoạt động giám sát của Quốc hội ít có điều kiện tham gia vào giám sát tài chính, trong khi các báo cáo kiểm toán rất sâu, có giá trị hỗ trợ cho giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội rất nhiều.
Tán thành với ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định hoạt động giám sát rất quan trọng, qua giám sát, nhiều nội dung về hoàn thiện cơ chế chính sách đã được đề xuất, phát hiện ra những điểm tồn tại và đề ra giải pháp trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng kiến nghị các cơ quan Chính phủ, thành viên Chính phủ và Quốc hội cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban được giao chủ trì thực hiện giám sát nên có sự thảo luận, trao đổi ngay từ khi xây dựng đề cương, tạo điều kiện cho cơ quan được giám sát chuẩn bị đề cương sát yêu cầu, mục tiêu, kịp thời hơn.
Chương trình giám sát các địa phương cần dự kiến trước thời gian thực hiện cho chủ động. Với cùng một nội dung giám sát, chỉ nên bố trí tổ chức nghe một lần. Các vấn đề liên quan đến địa phương, bộ, ngành, ngoài đơn vị chủ trì, đoàn giám sát cần yêu cầu địa phương có báo cáo chính thức.
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương xây dựng chương trình hoạt động giám sát năm 2014, trao đổi ý kiến các thành viên trong Hội đồng, Ủy ban, lập kế hoạch nêu rõ thời gian, nội dung, địa điểm, báo cáo Văn phòng Quốc hội để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo cải tiến cách thức tiến hành giám sát, nâng cao chất lượng giám sát, chú trọng gặp gỡ đối tượng trực tiếp chịu sự giám sát, giải quyết kiến nghị cử tri, tăng cường hoạt động giải trình của Ủy ban.
Các đoàn đại biểu Quốc hội chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát tại địa phương. Các cơ quan chịu sự giám sát cần chú trọng đến việc hợp tác cung cấp thông tin trước giám sát, thực hiện kiến nghị sau giám sát./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)