Ngày 4/10, Triển lãm-liên hoan thư pháp Thăng Long-Hà Nội đã khai mạc tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Triển lãm do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám phối hợp với câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh một nét văn hóa truyền thống lâu đời cùng sự tài hoa của người Thăng Long-Hà Nội.
Triển lãm giới thiệu hơn 250 bức thư pháp, thư họa được tuyển chọn theo ba chủ đề gồm ca ngợi văn hiến Thăng Long-Hà Nội, giáo dục khoa cử và cảnh đẹp Thăng Long-Hà Nội.
Các tác phẩm được gần 50 thư pháp gia thuộc các thế hệ (từ 25 đến 90 tuổi) đến từ mọi miền đất nước thể hiện, theo nhiều phong cách, trên nhiều chất liệu khác nhau, từ giấy, gỗ, đồng đến đồ gốm, hoa.
Nhiều tác phẩm lần đầu ra mắt như bức thư pháp "Chiếu dời đô" bằng đồng; cuốn sách "Bình Ngô đại cáo" nặng 200kg, dài 1,6m, rộng 1,1m; bức ngũ bình sơn mài chạm khắc phong cảnh Thủ đô và các áng thơ văn nổi tiếng về Hà Nội.
Phần Liên hoan thư pháp giới thiệu đến công chúng các màn trình diễn viết thư pháp độc đáo, gắn với các tích truyện lịch sử được sân khấu hóa như màn viết chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân" trên lá lớn tái hiện hình ảnh Trần Quốc Toản ra quân; tiết mục viết chữ trên lá cây dựng lại câu chuyện lịch sử về khởi nghĩa Lam Sơn; viết đối chữ, viết trên gốm, trên quạt, chạm khắc chữ trên gỗ, cho chữ…/.
Triển lãm do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám phối hợp với câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh một nét văn hóa truyền thống lâu đời cùng sự tài hoa của người Thăng Long-Hà Nội.
Triển lãm giới thiệu hơn 250 bức thư pháp, thư họa được tuyển chọn theo ba chủ đề gồm ca ngợi văn hiến Thăng Long-Hà Nội, giáo dục khoa cử và cảnh đẹp Thăng Long-Hà Nội.
Các tác phẩm được gần 50 thư pháp gia thuộc các thế hệ (từ 25 đến 90 tuổi) đến từ mọi miền đất nước thể hiện, theo nhiều phong cách, trên nhiều chất liệu khác nhau, từ giấy, gỗ, đồng đến đồ gốm, hoa.
Nhiều tác phẩm lần đầu ra mắt như bức thư pháp "Chiếu dời đô" bằng đồng; cuốn sách "Bình Ngô đại cáo" nặng 200kg, dài 1,6m, rộng 1,1m; bức ngũ bình sơn mài chạm khắc phong cảnh Thủ đô và các áng thơ văn nổi tiếng về Hà Nội.
Phần Liên hoan thư pháp giới thiệu đến công chúng các màn trình diễn viết thư pháp độc đáo, gắn với các tích truyện lịch sử được sân khấu hóa như màn viết chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân" trên lá lớn tái hiện hình ảnh Trần Quốc Toản ra quân; tiết mục viết chữ trên lá cây dựng lại câu chuyện lịch sử về khởi nghĩa Lam Sơn; viết đối chữ, viết trên gốm, trên quạt, chạm khắc chữ trên gỗ, cho chữ…/.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)