Từ ngày 5-28/9, tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, nghệ sỹ trẻ Bàng Nhất Linh sẽ mang đến cho công chúng Thủ đô một không gian với những ám ảnh về chiến tranh từ góc nhìn thế hệ hậu chiến.
Theo đó, nghệ sỹ sẽ trưng bày các đồ vật đã được chuyển đổi công năng sử dụng khi tái chế các đồ vật còn sót lại từ cuộc chiến như mảnh vỡ máy bay, túi cát, vỏ đạn… thành các đồ dùng hàng ngày.
Nhất Linh chia sẻ, rằng thế hệ của anh không từng được sống trong chiến tranh nhưng cảm giác về nó luôn hiện hữu xung quanh. Vì “nơi tôi sinh ra và lớn lên-khu Khâm Thiên đã gánh lấy những thảm khốc nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1972 một trận bom rải thảm kéo dài trong liền 12 ngày đêm trút xuống khiến nhiều người chết và bị thương, những ngôi nhà bị phá hủy… Tôi lớn lên với những câu chuyện ký ức của người thân về những ngày bi thảm đó, và chơi đùa bên những hố bom đầy nước như những cái ao nhỏ...”
Nhất Linh cũng đã gặp vô số những cựu binh trở về từ chiến trường chết chóc, hay những dân thường còn sống nhưng không xóa được ký ức về ngôi nhà bị tàn phá, về những người thân đã chết trên tay họ, trước mắt họ. “Chiến tranh như một cái hố đen, mọi thứ khi vào đó dù có thể trở ra cũng không còn là nó nữa, bởi những ám ảnh hay ký ức khốc liệt bị đeo bám mà không gì có thể xóa nhòa,” nghệ sỹ trẻ nói.
Theo Nhất Linh, anh không định thực hiện một triển lãm sắp đặt nói về sự khốc liệt của chiến tranh vì anh không có trải nghiệm hay tư cách để nói về điều đó. Nhưng anh hy vọng đưa ra được cảm quan của một cá nhân thuộc thế hệ hậu chiến và mong cảm quan đó có thể nhận được sự đồng cảm từ những người đã từng hay chưa từng đi qua một chiến tranh./.
Theo đó, nghệ sỹ sẽ trưng bày các đồ vật đã được chuyển đổi công năng sử dụng khi tái chế các đồ vật còn sót lại từ cuộc chiến như mảnh vỡ máy bay, túi cát, vỏ đạn… thành các đồ dùng hàng ngày.
Nhất Linh chia sẻ, rằng thế hệ của anh không từng được sống trong chiến tranh nhưng cảm giác về nó luôn hiện hữu xung quanh. Vì “nơi tôi sinh ra và lớn lên-khu Khâm Thiên đã gánh lấy những thảm khốc nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1972 một trận bom rải thảm kéo dài trong liền 12 ngày đêm trút xuống khiến nhiều người chết và bị thương, những ngôi nhà bị phá hủy… Tôi lớn lên với những câu chuyện ký ức của người thân về những ngày bi thảm đó, và chơi đùa bên những hố bom đầy nước như những cái ao nhỏ...”
Nhất Linh cũng đã gặp vô số những cựu binh trở về từ chiến trường chết chóc, hay những dân thường còn sống nhưng không xóa được ký ức về ngôi nhà bị tàn phá, về những người thân đã chết trên tay họ, trước mắt họ. “Chiến tranh như một cái hố đen, mọi thứ khi vào đó dù có thể trở ra cũng không còn là nó nữa, bởi những ám ảnh hay ký ức khốc liệt bị đeo bám mà không gì có thể xóa nhòa,” nghệ sỹ trẻ nói.
Theo Nhất Linh, anh không định thực hiện một triển lãm sắp đặt nói về sự khốc liệt của chiến tranh vì anh không có trải nghiệm hay tư cách để nói về điều đó. Nhưng anh hy vọng đưa ra được cảm quan của một cá nhân thuộc thế hệ hậu chiến và mong cảm quan đó có thể nhận được sự đồng cảm từ những người đã từng hay chưa từng đi qua một chiến tranh./.
Xuân Mai (Vietnam+)