Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng tới 1 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và trên 3.000 đảo lớn nhỏ. Đây là khu vực rất giàu tài nguyên thiên nhiên với nhiều chủng loại khác nhau, là tiền đề cho phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu.
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, việc hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế biển là một trong những hướng đầy triển vọng mà Việt Nam đang hướng tới.
Tăng cường lợi ích qua hợp tác quốc tế
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, rất nhiều dự án hợp tác của Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ được hưởng lợi từ biển cùng nhiều tổ chức và công ty quốc tế đã được tiến hành.
Các dự án này chủ yếu tập trung điều tra, khảo sát một số lĩnh vực bao gồm các hệ sinh thái biển, quản lý tổng hợp vùng bờ biển, bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thủy sản, nghề cá, bảo vệ môi trường biển, khu vực tiền châu thổ, chống suy thoái biển, chính sách biển và xóa đói giảm nghèo.
Những hoạt động hợp tác quốc tế này bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ, cung cấp các thông tin quan trọng cho phép hiểu được điều kiện tự nhiên biển, tình hình nguồn lợi biển, thông lệ quốc tế về biển, tăng cường năng lực trong điều tra nghiên cứu biển.
Thông qua các hoạt động này, nhiều Bản ghi nhớ hợp tác giữa các Cơ quan nghiên cứu, phát triển biển và hải đảo của Việt Nam đã được ký kết với các Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này nhằm phục vụ những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu như xây dựng chính sách pháp luật, luật pháp về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo, điều tra thăm dò tài nguyên biển…
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực này đã ký kết một số Bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác quốc tế quan trọng, đó là Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về Khoa học và Công nghệ biển và vùng bờ giai đoạn 2010- 2015 với Cơ quan khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA); Bản ghi nhớ hợp tác về kiểm soát ô nhiễm biển, bao gồm ứng phó sự cố tràn dầu trên biển với Cơ quan Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc (COAST GUARDS); Biên bản hợp tác ký tắt với Tổng cục Đại dương Trung Quốc (SOA); Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện Hải dương học, Phân viện Thái Bình Dương, Viện hàn lâm khoa học Nga (POI- FEB - RAS) về nghiên cứu hải dương học và điều tra địa chất khoáng sản biển sâu.
Đặc biệt, đối với khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), bao gồm Việt Nam, hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển luôn là nội dung quan trọng và hoạt động xuyên suốt trong nhiều năm qua và cả trong những năm tới.
Khu vực ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) bao gồm 11 nước thành viên thì có tới 9 quốc gia có môi trường và vùng biển có chủ quyền rộng lớn với tổng số đường biển dài tới 147km. Khu vực là trung tâm của các rặng san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng để nuôi sống nhiều loài sinh vật biển.
Giáo sư, tiến sỹ Bùi Công Quế (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia có vùng biển rộng lớn, việc điều tra khảo sát và bảo vệ tài nguyên môi trường biển ở các vùng biển liên thông, tiếp giáp và gắn bó liên hoàn với nhau là công việc phức tạp, nhạy cảm và không thể thiếu sự hợp tác phối hợp của các nước liên quan.
Bởi vậy, Việt Nam đã phối hợp với các quốc gia trong khối thực hiện liên tiếp nhiều chương trình, dự án hợp tác có quy mô và quan trọng.
Điển hình là Dự án biển Đông của UNEP/ GEF với tên gọi: “ Xu thế sụt giảm của môi trường ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan” với sự tham gia của hơn 400 cơ quan tổ chức của một số nước bao quanh Biển Đông cùng tham gia thực hiện gồm: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam; Dự án PEMSEA có tên là “ Các đối tác trong quản lý môi trường các vùng biển Đông Á” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ và do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc chủ trì thực hiện.
Dự án xây dựng một Chương trình khu vực về phòng chống ô nhiễm môi trường biển ở các vùng biển Đông Á. 11 nước đã tham gia Chương trình này trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Triển vọng khả quan
Năm 2007, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 đã thông qua Nghị quyết về ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020. Trong đó xác định mục tiêu đến năm 2020 là “ phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển.”
Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược đã đề ra những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiến ra biển xa và hội nhập quốc tế trên biển và đại dương. Một trong những giải pháp được đề ra là tăng cường hợp tác quốc tế về biển. Đây là điều kiện thuận lợi đối với hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển.
Theo tiến sỹ Đặng Huy Rằm (Vụ hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển trong thời gian sắp tới cần được định hướng và tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về điều tra nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển; Đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực và tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo theo các hướng gửi cán bộ đào tạo ở các quốc gia cố vùng biển phát triển, mời các chuyên gia ngoài nước có chuyên môn sâu liên quan tham gia giảng dạy và trao đổi thông tin khoa học;
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án quan trọng về điều tra địa chất, khoáng sản biển sâu, phòng tránh thiên tai và ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu và tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng biển và ven biển.
Đối với Việt Nam, để đạt được hiệu quả cao trong các Chương trình hợp tác quốc tế, cần có sự chuẩn bị cần thiết, trước hết về lực lượng khoa học, cơ sở kỹ thuật tối thiểu cũng như một số tổ chức đại diện có danh nghĩa quốc gia để tham gia hợp tác. Thêm vào đó, sự kết hợp nhiệm vụ nghiên cứu trong các Chương trình, Đề án cấp Nhà nước, cấp ngành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị điều kiện tham gia hợp tác.
Hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển cần chủ động đối với các Chương trình, Đề án nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học biển Việt Nam phù hợp với tình hình của khu vực. Sự chủ động nói trên vừa đóng góp cho hoạt động hợp tác quốc tế trong khu vực, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng khoa học biển trên khu vực và thế giới./.
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, việc hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế biển là một trong những hướng đầy triển vọng mà Việt Nam đang hướng tới.
Tăng cường lợi ích qua hợp tác quốc tế
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, rất nhiều dự án hợp tác của Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ được hưởng lợi từ biển cùng nhiều tổ chức và công ty quốc tế đã được tiến hành.
Các dự án này chủ yếu tập trung điều tra, khảo sát một số lĩnh vực bao gồm các hệ sinh thái biển, quản lý tổng hợp vùng bờ biển, bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thủy sản, nghề cá, bảo vệ môi trường biển, khu vực tiền châu thổ, chống suy thoái biển, chính sách biển và xóa đói giảm nghèo.
Những hoạt động hợp tác quốc tế này bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ, cung cấp các thông tin quan trọng cho phép hiểu được điều kiện tự nhiên biển, tình hình nguồn lợi biển, thông lệ quốc tế về biển, tăng cường năng lực trong điều tra nghiên cứu biển.
Thông qua các hoạt động này, nhiều Bản ghi nhớ hợp tác giữa các Cơ quan nghiên cứu, phát triển biển và hải đảo của Việt Nam đã được ký kết với các Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này nhằm phục vụ những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu như xây dựng chính sách pháp luật, luật pháp về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo, điều tra thăm dò tài nguyên biển…
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực này đã ký kết một số Bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác quốc tế quan trọng, đó là Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về Khoa học và Công nghệ biển và vùng bờ giai đoạn 2010- 2015 với Cơ quan khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA); Bản ghi nhớ hợp tác về kiểm soát ô nhiễm biển, bao gồm ứng phó sự cố tràn dầu trên biển với Cơ quan Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc (COAST GUARDS); Biên bản hợp tác ký tắt với Tổng cục Đại dương Trung Quốc (SOA); Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện Hải dương học, Phân viện Thái Bình Dương, Viện hàn lâm khoa học Nga (POI- FEB - RAS) về nghiên cứu hải dương học và điều tra địa chất khoáng sản biển sâu.
Đặc biệt, đối với khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), bao gồm Việt Nam, hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển luôn là nội dung quan trọng và hoạt động xuyên suốt trong nhiều năm qua và cả trong những năm tới.
Khu vực ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) bao gồm 11 nước thành viên thì có tới 9 quốc gia có môi trường và vùng biển có chủ quyền rộng lớn với tổng số đường biển dài tới 147km. Khu vực là trung tâm của các rặng san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng để nuôi sống nhiều loài sinh vật biển.
Giáo sư, tiến sỹ Bùi Công Quế (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia có vùng biển rộng lớn, việc điều tra khảo sát và bảo vệ tài nguyên môi trường biển ở các vùng biển liên thông, tiếp giáp và gắn bó liên hoàn với nhau là công việc phức tạp, nhạy cảm và không thể thiếu sự hợp tác phối hợp của các nước liên quan.
Bởi vậy, Việt Nam đã phối hợp với các quốc gia trong khối thực hiện liên tiếp nhiều chương trình, dự án hợp tác có quy mô và quan trọng.
Điển hình là Dự án biển Đông của UNEP/ GEF với tên gọi: “ Xu thế sụt giảm của môi trường ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan” với sự tham gia của hơn 400 cơ quan tổ chức của một số nước bao quanh Biển Đông cùng tham gia thực hiện gồm: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam; Dự án PEMSEA có tên là “ Các đối tác trong quản lý môi trường các vùng biển Đông Á” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ và do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc chủ trì thực hiện.
Dự án xây dựng một Chương trình khu vực về phòng chống ô nhiễm môi trường biển ở các vùng biển Đông Á. 11 nước đã tham gia Chương trình này trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Triển vọng khả quan
Năm 2007, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 đã thông qua Nghị quyết về ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020. Trong đó xác định mục tiêu đến năm 2020 là “ phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển.”
Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược đã đề ra những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiến ra biển xa và hội nhập quốc tế trên biển và đại dương. Một trong những giải pháp được đề ra là tăng cường hợp tác quốc tế về biển. Đây là điều kiện thuận lợi đối với hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển.
Theo tiến sỹ Đặng Huy Rằm (Vụ hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển trong thời gian sắp tới cần được định hướng và tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về điều tra nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển; Đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực và tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo theo các hướng gửi cán bộ đào tạo ở các quốc gia cố vùng biển phát triển, mời các chuyên gia ngoài nước có chuyên môn sâu liên quan tham gia giảng dạy và trao đổi thông tin khoa học;
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án quan trọng về điều tra địa chất, khoáng sản biển sâu, phòng tránh thiên tai và ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu và tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng biển và ven biển.
Đối với Việt Nam, để đạt được hiệu quả cao trong các Chương trình hợp tác quốc tế, cần có sự chuẩn bị cần thiết, trước hết về lực lượng khoa học, cơ sở kỹ thuật tối thiểu cũng như một số tổ chức đại diện có danh nghĩa quốc gia để tham gia hợp tác. Thêm vào đó, sự kết hợp nhiệm vụ nghiên cứu trong các Chương trình, Đề án cấp Nhà nước, cấp ngành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị điều kiện tham gia hợp tác.
Hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển cần chủ động đối với các Chương trình, Đề án nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học biển Việt Nam phù hợp với tình hình của khu vực. Sự chủ động nói trên vừa đóng góp cho hoạt động hợp tác quốc tế trong khu vực, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng khoa học biển trên khu vực và thế giới./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)