Theo nhận định của Bộ Công Thương, trong khi các thị trường khác trên thế giới đang có xu hướng bão hòa, thị trường châu Phi được đánh giá vẫn còn nhiều cơ hội và triển vọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Lần đầu tiên xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2008, tăng 95% so với năm 2007. Dự kiến năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi có khả năng đạt đến 1,6 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2009.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi tập trung vào gạo, hàng điện tử và linh kiện, dệt may, sản phẩm cao su, giày dép, càphê, hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng và chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đây cũng là những mặt hàng châu Phi có nhu cầu cao do phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng không khắt khe. Trong đó, gạo vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu.
Dự báo trong khoảng năm năm tới, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam do nhu cầu của châu Phi cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm, châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo.
Các thị trường nhập khẩu gạo với số lượng lớn là Bờ biển Ngà, Senegal, Ghana, Angola, Kenya, Mozambique. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và nhất là Trung Quốc do giá rẻ hơn và phù hợp với sức mua tiêu dùng bình dân ở châu Phi.
Bên cạnh đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi tăng liên tục trong ba năm gần đây nhưng mới chỉ chiếm gần 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xét tỷ trọng kim ngạch thương mại của châu Phi trong năm 2009 mới chỉ chiếm 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của châu lục này.
Trong giai đoạn năm năm tới (2011-2015), để hàng hóa của Việt Nam tiếp tục có chỗ đứng vững chắc tại thị trường châu Phi, tiến tới nâng dần tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc tranh thủ khai thác tiềm năng nhập khẩu của thị trường này, Bộ Công Thương vừa phê duyệt đề án "Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi."
Theo đề án này, Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chính sách nói chung nhằm kết hợp hài hòa giữa đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm tới việc bán hàng vào thị trường châu Phi. Một mặt, tiếp tục có những cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt khác, cần lựa chọn, xây dựng hệ thống một số doanh nghiệp lớn, bao gồm một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp có năng lực để tạo thành những đầu mối xuất khẩu chủ lực, chuyên trách đối với những mặt hàng trọng điểm và tập trung vào một số thị trường trọng điểm tại châu Phi.
Đối với những doanh nghiệp này cần xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng để phát huy lợi thế vốn có của các doanh nghiệp và coi đây như những "mũi nhọn" trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.
Việc lựa chọn các doanh nghiệp làm đầu mối chủ lực và xây dựng cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nhằm phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, mà còn góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa trên thị trường châu Phi nói chung cũng như hỗ trợ và tận dụng thế mạnh đặc thù của một số doanh nghiệp nói riêng.
Ngoài các mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu sang châu Phi như gạo, dệt may, càphê, giày dép, hàng điện tử, vật liệu xây dựng, theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng khai thác các mặt hàng châu Phi có nhu cầu lớn như đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chế biến, đồ hộp, sản phẩm cơ khí nông nghiệp, sản phẩm nhựa, săm lốp ôtô, dược phẩm, thuốc chống sốt rét, màn chống muỗi.
Châu Phi bao gồm 54 quốc gia với dân số trên một tỷ người. Đây là thị trường có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu của nhiều nước; trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã trao đổi thương mại với tất cả các nước ở châu Phi và thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại châu Phi liên tục được mở rộng trong những năm gần đây./.
Lần đầu tiên xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2008, tăng 95% so với năm 2007. Dự kiến năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi có khả năng đạt đến 1,6 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2009.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi tập trung vào gạo, hàng điện tử và linh kiện, dệt may, sản phẩm cao su, giày dép, càphê, hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng và chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đây cũng là những mặt hàng châu Phi có nhu cầu cao do phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng không khắt khe. Trong đó, gạo vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu.
Dự báo trong khoảng năm năm tới, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam do nhu cầu của châu Phi cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm, châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo.
Các thị trường nhập khẩu gạo với số lượng lớn là Bờ biển Ngà, Senegal, Ghana, Angola, Kenya, Mozambique. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và nhất là Trung Quốc do giá rẻ hơn và phù hợp với sức mua tiêu dùng bình dân ở châu Phi.
Bên cạnh đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi tăng liên tục trong ba năm gần đây nhưng mới chỉ chiếm gần 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xét tỷ trọng kim ngạch thương mại của châu Phi trong năm 2009 mới chỉ chiếm 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của châu lục này.
Trong giai đoạn năm năm tới (2011-2015), để hàng hóa của Việt Nam tiếp tục có chỗ đứng vững chắc tại thị trường châu Phi, tiến tới nâng dần tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc tranh thủ khai thác tiềm năng nhập khẩu của thị trường này, Bộ Công Thương vừa phê duyệt đề án "Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi."
Theo đề án này, Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chính sách nói chung nhằm kết hợp hài hòa giữa đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm tới việc bán hàng vào thị trường châu Phi. Một mặt, tiếp tục có những cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt khác, cần lựa chọn, xây dựng hệ thống một số doanh nghiệp lớn, bao gồm một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp có năng lực để tạo thành những đầu mối xuất khẩu chủ lực, chuyên trách đối với những mặt hàng trọng điểm và tập trung vào một số thị trường trọng điểm tại châu Phi.
Đối với những doanh nghiệp này cần xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng để phát huy lợi thế vốn có của các doanh nghiệp và coi đây như những "mũi nhọn" trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.
Việc lựa chọn các doanh nghiệp làm đầu mối chủ lực và xây dựng cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nhằm phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, mà còn góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa trên thị trường châu Phi nói chung cũng như hỗ trợ và tận dụng thế mạnh đặc thù của một số doanh nghiệp nói riêng.
Ngoài các mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu sang châu Phi như gạo, dệt may, càphê, giày dép, hàng điện tử, vật liệu xây dựng, theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng khai thác các mặt hàng châu Phi có nhu cầu lớn như đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chế biến, đồ hộp, sản phẩm cơ khí nông nghiệp, sản phẩm nhựa, săm lốp ôtô, dược phẩm, thuốc chống sốt rét, màn chống muỗi.
Châu Phi bao gồm 54 quốc gia với dân số trên một tỷ người. Đây là thị trường có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu của nhiều nước; trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã trao đổi thương mại với tất cả các nước ở châu Phi và thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại châu Phi liên tục được mở rộng trong những năm gần đây./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)