Điểm đỗ thiếu, nhưng nhu cầu của người dân lại ngày một tăng, dẫn đến hàng loạt bãi trông giữ xe tự phát mọc lên, thu phí “cắt cổ”. Phân cấp quản lý các điểm đỗ xe cho cấp dưới nhưng khâu giám sát không được thực hiện thường xuyên đã khiến bãi đỗ xe ở Hà Nội bộc lộ điểm yếu trong tổ chức, quản lý, quy hoạch các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn Thủ đô.
Để tránh sự chồng chéo và phân cấp việc khai thác, quản lý các điểm trông giữ xe, các cơ quan ban ngành Hà Nội đề xuất thành phố thống nhất giao cho một doanh nghiệp nhà nước có chức năng quản lý khai các các điểm trông giữ xe trên cả vỉa hè và lòng đường đô thị. Trước mắt, toàn bộ lòng đường các tuyến phố được phê duyệt, đề nghị cấp phép cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội để tập trung quản lý.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Lam, Phó Giám đốc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, việc giao cho công ty làm sẽ quay trở lại những năm trước đây, sinh ra một doanh nghiệp chuyên doanh Nhà nước thì mới đúng bản chất sự việc, ai sai có thể “gõ’ được ngay, việc quản lý mới chuyên nghiệp.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bà Lam về vấn đề này.
- Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng các giải pháp Hà Nội đang làm bằng cách thu hồi các điểm đỗ trên vỉa hè, dưới lòng đường và giao cho công ty khai thác điểm đỗ quản lý, khai thác đã là muộn mà lẽ ra phải làm từ rất nhiều năm trước, đến giờ mới sửa sai. Bà nhìn nhận như thế nào trước nhận định này?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Nếu nhiệm vụ được giao, công ty phải có trách nhiệm và đưa ra các phương án thực hiện. Cái này thực ra không mới mà là công ty đã làm từ xưa.
Trước đây, chúng tôi phối hợp với viện chiến lược làm giao thông tĩnh và cũng đưa ra dự báo tiên lượng điểm đỗ phát triển thế nào nên sẽ có sự cân đối.
Trước thời điểm Hà Nội thu hồi giấy phép giữ xe 262 tuyến phố, Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đảm nhận khoảng 20% nhu cầu gửi xe của người dân. Thành phố cũng thừa hiểu năng lực công ty ra sao, biết công tác tổ chức điều hành của mình như thế nào. Một doanh nghiệp chuyên doanh Nhà nước thì mới đúng bản chất quản lý điểm đỗ xe, ai sai có thể “gõ’ được ngay, việc quản lý mới chuyên nghiệp.
- Tuy nhiên, việc trông giữ xe trên vỉa hè vẫn giao cho quận. Theo bà, liệu có nảy sinh vấn đề khi phân cấp khoán quản?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Thực ra, xe đỗ trên vỉa hè chủ yếu của người dân trên địa bàn hoặc là người vãng lai ở nơi khác đến gửi. Thành phố giao cho quận, phường quản lý thì sẽ chuẩn hơn nhưng quan trọng là chính quyền phải quản lý sao cho không để thu phá giá.
Cần phải quy định khu vực nào được trông giữ, không phải phường nào thích thì trông ở đấy mà phải siết chặt công tác quản lý.
Đồng thời, các quận ra soát cùng với các cơ quan chức năng, sau đó lên danh mục sẽ sắp xếp được trật tự điểm đỗ xe ngay trên vỉa hè lòng đường sao cho phù hợp.
- Nhiều ý kiến cho rằng, phân cấp chính quyền, cơ quan quản lý là đúng nhưng trách nhiệm lại không rõ ràng. Bà có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Năm 2008, khoán quản điểm trông giữ xe ban đầu thành phố chỉ cho thí điểm tại quận Hoàn Kiếm để xem xã hội hóa ra sao. Sau đó, hầu hết các quận đều làm công tác thí điểm này một cách ồ ạt nên càng lung tung. Nhiều điểm đỗ xe “loạn” lên cũng xuất xứ chính là từ công tác quản lý, quy hoạch.
Điểm đỗ xe mới đầu giao cho quận quản lý, trên văn bản là đấu thầu nhưng thực ra là quận phường chỉ định đơn vị nào được vào, đơn vị nào phải trả. Các điểm đỗ tự phát kinh doanh tận dụng vỉa hè làm điểm đỗ tràn lan dẫn đến vi phạm.
Người ta khoán người trông xe phải quản được các hoạt động trên địa bàn quận. Trước khoán quản, chúng tôi phải quản lý không được để mất vệ sinh lòng lề đường, không cho bán hàng rong, không cho quảng cáo….
Một nhân viên trông xe có trình độ giới hạn. Chưa kể, anh em công nhân ra nhắc nhở chuyện vệ sinh có khi còn bị người ta đánh. Doanh nghiệp cũng không có đủ chức năng xử phạt mà cần cả một hệ thống cơ quan công quyền vào cuộc.
Chính vì nhiều cái sai như thế nên khoán quản điểm đỗ xe không thể sơ kết được.
- Hà Nội đã phê duyệt rất nhiều dự án bãi đỗ xe. Nhưng đến thời điểm này, các dự án đều đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Phải chăng các điểm đỗ xe vừa thiếu, vừa yếu là do trong công tác quy hoạch giao thông xây dựng chúng ta chưa tính đến?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Thành phố ban hành Quyết định 165/2003, trong đó có việc xây dựng 9 điểm đỗ, gửi xe và hàng loạt các giải pháp khác từng là niềm tự hào cho bài toán giao thông tĩnh nội đô.
Mặc dù đã có quy hoạch, các điểm đỗ xe nếu cứ thực hiện theo thì sẽ trật tự nhưng thực sự lại không như thế. Quy hoạch bị phá vỡ, bến bãi đỗ xe bị biến thành trung tâm thương mại, vậy nên quỹ đất không còn nữa.
Các điểm đỗ theo quy hoạch đã có trong danh mục các điểm được cấp phép trong quyết định thành phố nhưng quận thì không dựa theo. Quận cấp xuống phường, dựa trên nhu cầu điểm đỗ sẽ cấp phép cho các điểm được chính quyền cấp phép trông giữ xe vì thế nên đã phá vỡ quy hoạch.
Đơn cử như, theo quy hoạch 165, từ năm 2001-2003, thành phố đã cho xây bến ở cửa ngõ, như ở Gia Thụy có 10 ha ở bên đấy thì nay là trung tâm thương mại, dưới Kim Ngưu, Hải Bối cũng tương tự.
Ngay cả trung tâm thương mại Vincom, theo quy hoạch điểm đỗ xe chính là nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo mà hiện này đã được chuyển đổi mục đích xây dựng thành tòa nhà Vincom 2 bây giờ.
Theo đúng quy hoạch 165, công ty có 9 dự án bãi đỗ xe. Công ty đang làm thì lại sát nhập vào Tổng công ty vận tải (trước công ty trực thuộc Sở). Hệ thống giao thống tĩnh không có người giúp việc chính thống là chúng tôi. Sở hay Viện chiến lược cũng chỉ dựa trên người đi làm cụ thể thì mới chính xác hơn về nhu cầu điểm đỗ ra sao.
- Vậy, theo bà,Hà Nội nên có đánh giá lại việc thực hiện quyết định này để trả lời cho câu hỏi: Thay đổi quy hoạch như thế có hợp lý, có cần xem xét lại không?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Hiện, tôi được biết các Sở, ban, ngành, viện chiến lược, thành phố cũng có chỉ đạo, Thành ủy cũng có văn bản từ năm 2010 đã yêu cầu các đơn vị tiến hành báo cáo, rà soát lại việc thực hiện quyết định 165 để có những biện pháp chấn chỉnh. Tuy nhiên đến nay báo cáo rà soát này vẫn chưa được công bố ra dư luận. Việc thực hiện đúng, sai quy hoạch như thế nào vẫn chưa rõ.
- Tới đây, để đầu tư xây dựng các điểm đỗ xe, cần làm gì để thúc đẩy nhanh hơn?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Phí hiện nay thực tế chưa cao, việc thu hồi vốn khi doanh nghiệp lập dự án luôn muốn thu hồi nhanh. Nhà đầu tư vì thế còn ngần ngại. Nếu giải được bài toán thì sẽ hút được vốn. Vốn ngân sách chỉ thí điểm phần nào được thôi. Cơ chế quản lý phù hợp thì người ta mới dám đầu tư.
Trông giữ xe mức thu phí giờ chuyển sang giá có được không. Nhà nước sẽ quản lý giá trần, doanh nghiệp tự hoạt động trong khung đấy. Trước là phí gây khó khăn cho nhà đầu tư vì họ bị khống chế mức thu, nếu là giá thì cơ động hơn.
Điều đó đòi hỏi Thành phố phải có nhiều bước đột phá, cơ chế phải thông thoáng hơn như cho vay vốn với mức lãi suất thấp, miễn thuế thuê đất .. thì doanh nghiệp mới mặn mà. Trông giữ xe là một loại dịch vụ mà doanh nghiệp cũng rất muốn đầu tư, người dân có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền để sử dụng dịch vụ tốt./.
Để tránh sự chồng chéo và phân cấp việc khai thác, quản lý các điểm trông giữ xe, các cơ quan ban ngành Hà Nội đề xuất thành phố thống nhất giao cho một doanh nghiệp nhà nước có chức năng quản lý khai các các điểm trông giữ xe trên cả vỉa hè và lòng đường đô thị. Trước mắt, toàn bộ lòng đường các tuyến phố được phê duyệt, đề nghị cấp phép cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội để tập trung quản lý.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Lam, Phó Giám đốc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, việc giao cho công ty làm sẽ quay trở lại những năm trước đây, sinh ra một doanh nghiệp chuyên doanh Nhà nước thì mới đúng bản chất sự việc, ai sai có thể “gõ’ được ngay, việc quản lý mới chuyên nghiệp.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bà Lam về vấn đề này.
- Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng các giải pháp Hà Nội đang làm bằng cách thu hồi các điểm đỗ trên vỉa hè, dưới lòng đường và giao cho công ty khai thác điểm đỗ quản lý, khai thác đã là muộn mà lẽ ra phải làm từ rất nhiều năm trước, đến giờ mới sửa sai. Bà nhìn nhận như thế nào trước nhận định này?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Nếu nhiệm vụ được giao, công ty phải có trách nhiệm và đưa ra các phương án thực hiện. Cái này thực ra không mới mà là công ty đã làm từ xưa.
Trước đây, chúng tôi phối hợp với viện chiến lược làm giao thông tĩnh và cũng đưa ra dự báo tiên lượng điểm đỗ phát triển thế nào nên sẽ có sự cân đối.
Trước thời điểm Hà Nội thu hồi giấy phép giữ xe 262 tuyến phố, Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đảm nhận khoảng 20% nhu cầu gửi xe của người dân. Thành phố cũng thừa hiểu năng lực công ty ra sao, biết công tác tổ chức điều hành của mình như thế nào. Một doanh nghiệp chuyên doanh Nhà nước thì mới đúng bản chất quản lý điểm đỗ xe, ai sai có thể “gõ’ được ngay, việc quản lý mới chuyên nghiệp.
- Tuy nhiên, việc trông giữ xe trên vỉa hè vẫn giao cho quận. Theo bà, liệu có nảy sinh vấn đề khi phân cấp khoán quản?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Thực ra, xe đỗ trên vỉa hè chủ yếu của người dân trên địa bàn hoặc là người vãng lai ở nơi khác đến gửi. Thành phố giao cho quận, phường quản lý thì sẽ chuẩn hơn nhưng quan trọng là chính quyền phải quản lý sao cho không để thu phá giá.
Cần phải quy định khu vực nào được trông giữ, không phải phường nào thích thì trông ở đấy mà phải siết chặt công tác quản lý.
Đồng thời, các quận ra soát cùng với các cơ quan chức năng, sau đó lên danh mục sẽ sắp xếp được trật tự điểm đỗ xe ngay trên vỉa hè lòng đường sao cho phù hợp.
- Nhiều ý kiến cho rằng, phân cấp chính quyền, cơ quan quản lý là đúng nhưng trách nhiệm lại không rõ ràng. Bà có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Năm 2008, khoán quản điểm trông giữ xe ban đầu thành phố chỉ cho thí điểm tại quận Hoàn Kiếm để xem xã hội hóa ra sao. Sau đó, hầu hết các quận đều làm công tác thí điểm này một cách ồ ạt nên càng lung tung. Nhiều điểm đỗ xe “loạn” lên cũng xuất xứ chính là từ công tác quản lý, quy hoạch.
Điểm đỗ xe mới đầu giao cho quận quản lý, trên văn bản là đấu thầu nhưng thực ra là quận phường chỉ định đơn vị nào được vào, đơn vị nào phải trả. Các điểm đỗ tự phát kinh doanh tận dụng vỉa hè làm điểm đỗ tràn lan dẫn đến vi phạm.
Người ta khoán người trông xe phải quản được các hoạt động trên địa bàn quận. Trước khoán quản, chúng tôi phải quản lý không được để mất vệ sinh lòng lề đường, không cho bán hàng rong, không cho quảng cáo….
Một nhân viên trông xe có trình độ giới hạn. Chưa kể, anh em công nhân ra nhắc nhở chuyện vệ sinh có khi còn bị người ta đánh. Doanh nghiệp cũng không có đủ chức năng xử phạt mà cần cả một hệ thống cơ quan công quyền vào cuộc.
Chính vì nhiều cái sai như thế nên khoán quản điểm đỗ xe không thể sơ kết được.
- Hà Nội đã phê duyệt rất nhiều dự án bãi đỗ xe. Nhưng đến thời điểm này, các dự án đều đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Phải chăng các điểm đỗ xe vừa thiếu, vừa yếu là do trong công tác quy hoạch giao thông xây dựng chúng ta chưa tính đến?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Thành phố ban hành Quyết định 165/2003, trong đó có việc xây dựng 9 điểm đỗ, gửi xe và hàng loạt các giải pháp khác từng là niềm tự hào cho bài toán giao thông tĩnh nội đô.
Mặc dù đã có quy hoạch, các điểm đỗ xe nếu cứ thực hiện theo thì sẽ trật tự nhưng thực sự lại không như thế. Quy hoạch bị phá vỡ, bến bãi đỗ xe bị biến thành trung tâm thương mại, vậy nên quỹ đất không còn nữa.
Các điểm đỗ theo quy hoạch đã có trong danh mục các điểm được cấp phép trong quyết định thành phố nhưng quận thì không dựa theo. Quận cấp xuống phường, dựa trên nhu cầu điểm đỗ sẽ cấp phép cho các điểm được chính quyền cấp phép trông giữ xe vì thế nên đã phá vỡ quy hoạch.
Đơn cử như, theo quy hoạch 165, từ năm 2001-2003, thành phố đã cho xây bến ở cửa ngõ, như ở Gia Thụy có 10 ha ở bên đấy thì nay là trung tâm thương mại, dưới Kim Ngưu, Hải Bối cũng tương tự.
Ngay cả trung tâm thương mại Vincom, theo quy hoạch điểm đỗ xe chính là nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo mà hiện này đã được chuyển đổi mục đích xây dựng thành tòa nhà Vincom 2 bây giờ.
Theo đúng quy hoạch 165, công ty có 9 dự án bãi đỗ xe. Công ty đang làm thì lại sát nhập vào Tổng công ty vận tải (trước công ty trực thuộc Sở). Hệ thống giao thống tĩnh không có người giúp việc chính thống là chúng tôi. Sở hay Viện chiến lược cũng chỉ dựa trên người đi làm cụ thể thì mới chính xác hơn về nhu cầu điểm đỗ ra sao.
- Vậy, theo bà,Hà Nội nên có đánh giá lại việc thực hiện quyết định này để trả lời cho câu hỏi: Thay đổi quy hoạch như thế có hợp lý, có cần xem xét lại không?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Hiện, tôi được biết các Sở, ban, ngành, viện chiến lược, thành phố cũng có chỉ đạo, Thành ủy cũng có văn bản từ năm 2010 đã yêu cầu các đơn vị tiến hành báo cáo, rà soát lại việc thực hiện quyết định 165 để có những biện pháp chấn chỉnh. Tuy nhiên đến nay báo cáo rà soát này vẫn chưa được công bố ra dư luận. Việc thực hiện đúng, sai quy hoạch như thế nào vẫn chưa rõ.
- Tới đây, để đầu tư xây dựng các điểm đỗ xe, cần làm gì để thúc đẩy nhanh hơn?
Bà Nguyễn Thị Thanh Lam: Phí hiện nay thực tế chưa cao, việc thu hồi vốn khi doanh nghiệp lập dự án luôn muốn thu hồi nhanh. Nhà đầu tư vì thế còn ngần ngại. Nếu giải được bài toán thì sẽ hút được vốn. Vốn ngân sách chỉ thí điểm phần nào được thôi. Cơ chế quản lý phù hợp thì người ta mới dám đầu tư.
Trông giữ xe mức thu phí giờ chuyển sang giá có được không. Nhà nước sẽ quản lý giá trần, doanh nghiệp tự hoạt động trong khung đấy. Trước là phí gây khó khăn cho nhà đầu tư vì họ bị khống chế mức thu, nếu là giá thì cơ động hơn.
Điều đó đòi hỏi Thành phố phải có nhiều bước đột phá, cơ chế phải thông thoáng hơn như cho vay vốn với mức lãi suất thấp, miễn thuế thuê đất .. thì doanh nghiệp mới mặn mà. Trông giữ xe là một loại dịch vụ mà doanh nghiệp cũng rất muốn đầu tư, người dân có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền để sử dụng dịch vụ tốt./.
Xuân Dũng-Việt Hùng (Vietnam+)