Chiều 9/2, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội nghiên cứu, sưu tầm Gốm và Cổ vật Thăng Long-Hà Nội, cho biết đúng dịp xuân mới Canh Dần, triển lãm “Cổ ngoạn Thăng Long-Hà Nội” sẽ ra mắt công chúng tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.
Triển lãm chọn lọc trưng bày hơn 100 cổ vật có giá trị được những người Thăng Long xưa, Hà Nội nay yêu thích sưu tập, bày trong nhà.
Dấu ấn văn hóa Việt cổ cách nay nhiều ngàn năm tuổi sẽ hiện hữu qua các hiện vật “đồng Đông Sơn” (niên đại 2000-2500 năm) như trống, thạp, muôi, đèn hình các con giống; các cổ vật thời 1.000 năm Bắc thuộc từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 10 sau Công nguyên như: tượng đồng người cưỡi thú, tượng thú đội đèn, bình gốm Hán-Việt, đèn hình cóc.
Cùng với đó còn có các cổ vật của 10 thế kỷ hình thành và tồn tại các triều đại phong kiến “Đại Việt tự chủ” chống ngoại bang và mở mang bờ cõi thời Đinh-Lê-Lý-Trần-Lê-Nguyễn.
Bên cạnh những cổ vật mang dấu ấn văn hóa Việt cổ, triển lãm còn dành không gian trưng bày những cổ vật Trung Quốc, Chămpa được người Hà Nội và nước ngoài trân trọng.
Triển lãm mở cửa từ ngày 11/2 đến 10/3./.
Triển lãm chọn lọc trưng bày hơn 100 cổ vật có giá trị được những người Thăng Long xưa, Hà Nội nay yêu thích sưu tập, bày trong nhà.
Dấu ấn văn hóa Việt cổ cách nay nhiều ngàn năm tuổi sẽ hiện hữu qua các hiện vật “đồng Đông Sơn” (niên đại 2000-2500 năm) như trống, thạp, muôi, đèn hình các con giống; các cổ vật thời 1.000 năm Bắc thuộc từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 10 sau Công nguyên như: tượng đồng người cưỡi thú, tượng thú đội đèn, bình gốm Hán-Việt, đèn hình cóc.
Cùng với đó còn có các cổ vật của 10 thế kỷ hình thành và tồn tại các triều đại phong kiến “Đại Việt tự chủ” chống ngoại bang và mở mang bờ cõi thời Đinh-Lê-Lý-Trần-Lê-Nguyễn.
Bên cạnh những cổ vật mang dấu ấn văn hóa Việt cổ, triển lãm còn dành không gian trưng bày những cổ vật Trung Quốc, Chămpa được người Hà Nội và nước ngoài trân trọng.
Triển lãm mở cửa từ ngày 11/2 đến 10/3./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)