Ngày 11/5, lần đầu tiên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai mạc trưng bày chuyên đề mới "Trở thành đàn ông: Lễ thành đinh và hội kín của người Bamana ở Mali."
Trưng bày diễn ra trong bối cảnh Bảo tàng Dân tộc học đang tiếp nhận những sưu tập hiện vật được biếu tặng về các dân tộc ngoài Việt Nam, từng bước giới thiệu về văn hóa và cuộc sống của những cư dân khác nhau trên thế giới.
Bảo tàng đã tổ chức một số trưng bày và hoạt động trình diễn về văn hóa của cư dân nước ngoài nhưng đây là lần đầu tiên một trưng bày về cư dân châu Phi được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, thậm chí châu Phi cũng còn rất ít thấy trong trưng bày bảo tàng của cả khu vực Đông Nam Á.
Chuyên đề mới này là kết quả của hợp tác giữa Bảo tàng Dân tộc học với hai người bạn Pháp là nhà nhân học hình ảnh Catherine De Clippel và chuyên gia thiết kế trưng bày và đồ họa Patrick Hoarau.
Thông qua 27 hiện vật, 63 bức ảnh, 5 phim video cùng hệ thống các bài viết, nội dung trưng bày tập trung vào giới thiệu về sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo của người Bamana ở nước Mali (Tây Phi).
Các mặt nạ, vật thờ và các hình ảnh thực về lễ hội, thợ săn, thầy phù thủy... được lựa chọn để khắc họa những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người của nam giới Bamana.
Các hình thức hội kín và sinh hoạt tôn giáo của họ, đặc biệt là nghi lễ thành đinh mà chàng trai nào cũng phải trải qua để trở thành người lớn và nghi lễ gia nhập hội kín để tăng cường vị thế, quyền lực của người, cũng phản ánh đời sống xã hội cổ truyền ở Mali.
Đó là những khía cạnh đầy huyền bí và đặc sắc của truyền thống châu Phi nhưng còn khá xa lạ với phần đông công chúng Việt Nam.
Tuy là trưng bày về văn hóa Tây Phi nhưng qua đó cũng thấy được những nét tương đồng ít nhiều với tập tục về lớp tuổi, nghi lễ thành đinh và những hình thức shaman ở Việt Nam.
Gắn liền với trưng bày, Bảo tàng Dân tộc học tổ chức một chương trình giáo dục thích hợp như hoạt động khám phá trưng bày dành cho trẻ em và gia đình, xem phim về châu Phi và lễ trưởng thành của những cư dân khác nhau, tham dự các buổi thuyết trình về những chủ đề liên quan đến nội dung trưng bày.
Trưng bày kéo dài từ 12/5 đến hết 11/11./.
Trưng bày diễn ra trong bối cảnh Bảo tàng Dân tộc học đang tiếp nhận những sưu tập hiện vật được biếu tặng về các dân tộc ngoài Việt Nam, từng bước giới thiệu về văn hóa và cuộc sống của những cư dân khác nhau trên thế giới.
Bảo tàng đã tổ chức một số trưng bày và hoạt động trình diễn về văn hóa của cư dân nước ngoài nhưng đây là lần đầu tiên một trưng bày về cư dân châu Phi được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, thậm chí châu Phi cũng còn rất ít thấy trong trưng bày bảo tàng của cả khu vực Đông Nam Á.
Chuyên đề mới này là kết quả của hợp tác giữa Bảo tàng Dân tộc học với hai người bạn Pháp là nhà nhân học hình ảnh Catherine De Clippel và chuyên gia thiết kế trưng bày và đồ họa Patrick Hoarau.
Thông qua 27 hiện vật, 63 bức ảnh, 5 phim video cùng hệ thống các bài viết, nội dung trưng bày tập trung vào giới thiệu về sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo của người Bamana ở nước Mali (Tây Phi).
Các mặt nạ, vật thờ và các hình ảnh thực về lễ hội, thợ săn, thầy phù thủy... được lựa chọn để khắc họa những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người của nam giới Bamana.
Các hình thức hội kín và sinh hoạt tôn giáo của họ, đặc biệt là nghi lễ thành đinh mà chàng trai nào cũng phải trải qua để trở thành người lớn và nghi lễ gia nhập hội kín để tăng cường vị thế, quyền lực của người, cũng phản ánh đời sống xã hội cổ truyền ở Mali.
Đó là những khía cạnh đầy huyền bí và đặc sắc của truyền thống châu Phi nhưng còn khá xa lạ với phần đông công chúng Việt Nam.
Tuy là trưng bày về văn hóa Tây Phi nhưng qua đó cũng thấy được những nét tương đồng ít nhiều với tập tục về lớp tuổi, nghi lễ thành đinh và những hình thức shaman ở Việt Nam.
Gắn liền với trưng bày, Bảo tàng Dân tộc học tổ chức một chương trình giáo dục thích hợp như hoạt động khám phá trưng bày dành cho trẻ em và gia đình, xem phim về châu Phi và lễ trưởng thành của những cư dân khác nhau, tham dự các buổi thuyết trình về những chủ đề liên quan đến nội dung trưng bày.
Trưng bày kéo dài từ 12/5 đến hết 11/11./.
Minh Nguyệt (TTXVN)