Mạng tin Lancaster Eagle (Mỹ) ngày 11/10 cho biết, Trung Quốc và Mỹ đang tăng cường cạnh tranh chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau khi Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để đe dọa các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á, ngăn chặn sự hiện diện quân sự của Mỹ trên Biển Đông, biển Hoa Đông và cắt đứt các tuyến đường thâm nhập vào các khu vực chung toàn cầu của Mỹ.
Theo giới phân tích, chiến lược quân sự nhấn mạnh chính sách "trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Chính quyền Obama được Lầu Năm Góc gọi là “Tác chiến không-biển.”
Chiến lược này dựa vào khả năng hoạt động tầm xa của Lực lượng Hải quân, Không quân Mỹ và các công nghệ quân sự hiện đại khác nhằm bảo vệ lực lượng Mỹ hoạt động bên ngoài "các khu vực cấm” của các nước lớn thù địch.
Sau khi được công bố đầu năm 2012, chiến lược Tác chiến không-biển của Lầu Năm Góc đã thu hút sự quan tâm rất lớn của hầu hết các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực, coi đây là một biện pháp nhằm đối phó với Trung Quốc.
Để thể hiện sự ủng hộ các nước đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tháng 9/2012 quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức một cuộc diễn tập quân sự tại đảo Guam nhằm nâng cao khả năng bảo vệ các quần đảo của quân đội hai nước.
Cùng thời điểm với cuộc diễn tập này, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật sẽ được áp dụng với quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang tranh chấp với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố tại Singapore rằng, Mỹ quyết định bố trí 60% tàu chiến, trong đó có sáu trong số 11 nhóm tàu tiến công tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Bắc Kinh nhận thấy chính sách "trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Tổng thống Obama và chiến lược “Tác chiến không-biển” của Lầu Năm Góc là dấu hiệu rõ ràng về chính sách kiên quyết ngăn chặn Trung Quốc của Washington.
Theo mạng Lancaster Eagle, để đối phó với chiến lược của Mỹ, Chính phủ Trung Quốc quyết định tăng ngân sách quốc phòng, trong đó trích một phần đáng kể để nhanh chóng đạt được các khả năng chống thâm nhập.
Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không thể chấp nhận khi Mỹ áp dụng mọi biện pháp nhằm đe dọa Trung Quốc, đặc biệt Washington chi phí gấp sáu lần cho ngân sách quốc phòng và thiết lập các liên minh chính thức hoặc các quan hệ đối tác chiến lược với 3, 4 hoặc 5 cường quốc quân sự mạnh nhất ở châu Á.
Khi chiến lược quốc phòng chuyển thành biện pháp ngoại giao, Bắc Kinh nhận thấy Mỹ đang trở lại các khu vực tranh chấp trong khu vực.
Ông Jian Junbo, một chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tổng hợp Fudan ở Thượng Hải, cho biết theo quan điểm của Trung Quốc, không phải ngẫu nhiên các bất đồng lãnh thổ của Trung Quốc với Nhật Bản và các nước láng giềng khác ở Biển Đông bỗng nhiên tăng mạnh sau khi Washington tuyên bố chính sách "trở lại châu Á."
Đằng sau tất cả các cuộc xung đột liên quan đến Trung Quốc và các nước láng giềng trong những năm gần đây đều có Mỹ can dự và Mỹ đang đổ dầu vào lửa.
Tờ Nhà kinh tế có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến các bất đồng ngày càng tồi tệ hơn là chủ nghĩa dân tộc ở châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc.
Một cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Trung Quốc cho thấy, hơn 1/2 người dân Trung Quốc nghĩ rằng trong vài năm tới thế giới sẽ chứng kiến một cuộc tranh chấp quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
Do vậy vấn đề tranh chấp biển đảo không phải do các nguồn tài nguyên biển như cá, dầu lửa và khí đốt mà do các bên đang nỗ lực tìm kiếm sức mạnh trong cuộc cạnh tranh chiến lược tương lai ở châu Á.
Trận chiến lớn của thế kỷ 21 - cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm đạt được vai trò siêu cường ở châu Á - đang diễn ra trong khu vực.
Mặc dù "cách phòng thủ tốt nhất" vẫn có thể là "đối thoại" song cả Trung Quốc và Mỹ đều không nhận thấy mọi vấn đề có thể được giải quyết qua đối thoại.
Khi cả Trung Quốc và Mỹ đang thúc đẩy cạnh tranh chiến lược, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Khu vực này sẽ bị quân sự hóa ngày càng tăng, lúc đó việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực sẽ trở nên khó khăn hơn./.
Theo giới phân tích, chiến lược quân sự nhấn mạnh chính sách "trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Chính quyền Obama được Lầu Năm Góc gọi là “Tác chiến không-biển.”
Chiến lược này dựa vào khả năng hoạt động tầm xa của Lực lượng Hải quân, Không quân Mỹ và các công nghệ quân sự hiện đại khác nhằm bảo vệ lực lượng Mỹ hoạt động bên ngoài "các khu vực cấm” của các nước lớn thù địch.
Sau khi được công bố đầu năm 2012, chiến lược Tác chiến không-biển của Lầu Năm Góc đã thu hút sự quan tâm rất lớn của hầu hết các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực, coi đây là một biện pháp nhằm đối phó với Trung Quốc.
Để thể hiện sự ủng hộ các nước đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tháng 9/2012 quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức một cuộc diễn tập quân sự tại đảo Guam nhằm nâng cao khả năng bảo vệ các quần đảo của quân đội hai nước.
Cùng thời điểm với cuộc diễn tập này, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật sẽ được áp dụng với quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang tranh chấp với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố tại Singapore rằng, Mỹ quyết định bố trí 60% tàu chiến, trong đó có sáu trong số 11 nhóm tàu tiến công tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Bắc Kinh nhận thấy chính sách "trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Tổng thống Obama và chiến lược “Tác chiến không-biển” của Lầu Năm Góc là dấu hiệu rõ ràng về chính sách kiên quyết ngăn chặn Trung Quốc của Washington.
Theo mạng Lancaster Eagle, để đối phó với chiến lược của Mỹ, Chính phủ Trung Quốc quyết định tăng ngân sách quốc phòng, trong đó trích một phần đáng kể để nhanh chóng đạt được các khả năng chống thâm nhập.
Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không thể chấp nhận khi Mỹ áp dụng mọi biện pháp nhằm đe dọa Trung Quốc, đặc biệt Washington chi phí gấp sáu lần cho ngân sách quốc phòng và thiết lập các liên minh chính thức hoặc các quan hệ đối tác chiến lược với 3, 4 hoặc 5 cường quốc quân sự mạnh nhất ở châu Á.
Khi chiến lược quốc phòng chuyển thành biện pháp ngoại giao, Bắc Kinh nhận thấy Mỹ đang trở lại các khu vực tranh chấp trong khu vực.
Ông Jian Junbo, một chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tổng hợp Fudan ở Thượng Hải, cho biết theo quan điểm của Trung Quốc, không phải ngẫu nhiên các bất đồng lãnh thổ của Trung Quốc với Nhật Bản và các nước láng giềng khác ở Biển Đông bỗng nhiên tăng mạnh sau khi Washington tuyên bố chính sách "trở lại châu Á."
Đằng sau tất cả các cuộc xung đột liên quan đến Trung Quốc và các nước láng giềng trong những năm gần đây đều có Mỹ can dự và Mỹ đang đổ dầu vào lửa.
Tờ Nhà kinh tế có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến các bất đồng ngày càng tồi tệ hơn là chủ nghĩa dân tộc ở châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc.
Một cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Trung Quốc cho thấy, hơn 1/2 người dân Trung Quốc nghĩ rằng trong vài năm tới thế giới sẽ chứng kiến một cuộc tranh chấp quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
Do vậy vấn đề tranh chấp biển đảo không phải do các nguồn tài nguyên biển như cá, dầu lửa và khí đốt mà do các bên đang nỗ lực tìm kiếm sức mạnh trong cuộc cạnh tranh chiến lược tương lai ở châu Á.
Trận chiến lớn của thế kỷ 21 - cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm đạt được vai trò siêu cường ở châu Á - đang diễn ra trong khu vực.
Mặc dù "cách phòng thủ tốt nhất" vẫn có thể là "đối thoại" song cả Trung Quốc và Mỹ đều không nhận thấy mọi vấn đề có thể được giải quyết qua đối thoại.
Khi cả Trung Quốc và Mỹ đang thúc đẩy cạnh tranh chiến lược, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Khu vực này sẽ bị quân sự hóa ngày càng tăng, lúc đó việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực sẽ trở nên khó khăn hơn./.
(TTXVN)