Nữ doanh nhân Ngô Anh, một thời ở trong số những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, đã được ân xá án tử hình, theo lời một quan chức nước này nói ngày 21/5, sau khi vụ xét xử bà gây ra những tranh cãi hiếm thấy trong dư luận.
Bà Ngô, 31 tuổi, trước kia là thợ làm tóc gầy dựng nên cả một đế chế kinh doanh từ hai bàn tay trắng, đã được cho hoãn thi hành án hai năm vào ngày 20/5 vừa qua, điều gần như luôn dẫn đến được ân xá và thay bằng án tù chung thân.
“Bà Ngô Anh bị tuyên án tử hình, nhưng hoãn thi hành án hai năm,” tòa thượng thẩm ở tỉnh nhà của bà, Chiết Giang, miền Tây Trung Quốc, nói trong một tuyên bố.
Trong phiên tòa được chú ý nhất vài năm trở lại đây, bà Ngô bị tuyên án tử hình năm 2009 vì đã lừa gạt các nhà đầu tư tư nhân số tiền 380 triệu nhân dân tệ (60 triệu USD).
Bà Ngô huy động số tiền trên với lời hứa trả lãi cao đến mức 80% hàng năm cho các nhà đầu tư, nhưng lại dùng tiền để trả các khoản nợ khác. Bà đã vay mượn tổng cộng hơn 700 triệu nhân dân tệ từ năm 2005-2007.
Vụ án của bà thu hút sự thông cảm từ dư luận Trung Quốc, vốn thường không phản đối án tử hình. Đặc biệt, có cảm giác chung trong dư luận là vì bà là người làm tư nhân, nên án của tòa nặng hơn so với nếu bà là một quan chức nhà nước.
Bà Ngô khởi nghiệp từ một tiệm làm đẹp quy mô gia đình rồi làm nên một đế chế cho thuê xe hơi, quần áo, bất động sản… Hurun, danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, đánh giá bà là người phụ nữ giàu thứ sáu ở nước này vào năm 2006.
Trong ba năm qua, các đơn kháng án đã đưa bà lên hết cấp bậc tư pháp ở Trung Quốc và vào tháng Tư vừa qua, Tòa án tối cao đã đảo ngược phán quyết án tử hình, yêu cầu tòa thượng thẩm Chiết Giang tuyên án lại.
Tòa thượng thẩm Chiết Giang nói sau đó rằng bản án mới là do sự thành khẩn khai báo của bà cũng như việc cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ một số quan chức tham nhũng khác.
Theo nhóm nhân quyền có trụ sở tại London Amnesty International (Ân xá quốc tế), mỗi năm Trung Quốc tuyên nhiều án tử hình hơn so với phần còn lại của thế giới, dù số người thực sự bị xử tử là một bí mật quốc gia.
Đầu năm nay, nhóm nhân quyền Mỹ Dui Hua thông báo Trung Quốc đã giảm một nửa số vụ xử tử từ năm 2007, khi Tòa án tối cao xem xét lại nhiều vụ tuyên án tử hình gây tranh cãi, nhưng vẫn tuyên khoảng 4.000 án tử hình mỗi năm./.
Bà Ngô, 31 tuổi, trước kia là thợ làm tóc gầy dựng nên cả một đế chế kinh doanh từ hai bàn tay trắng, đã được cho hoãn thi hành án hai năm vào ngày 20/5 vừa qua, điều gần như luôn dẫn đến được ân xá và thay bằng án tù chung thân.
“Bà Ngô Anh bị tuyên án tử hình, nhưng hoãn thi hành án hai năm,” tòa thượng thẩm ở tỉnh nhà của bà, Chiết Giang, miền Tây Trung Quốc, nói trong một tuyên bố.
Trong phiên tòa được chú ý nhất vài năm trở lại đây, bà Ngô bị tuyên án tử hình năm 2009 vì đã lừa gạt các nhà đầu tư tư nhân số tiền 380 triệu nhân dân tệ (60 triệu USD).
Bà Ngô huy động số tiền trên với lời hứa trả lãi cao đến mức 80% hàng năm cho các nhà đầu tư, nhưng lại dùng tiền để trả các khoản nợ khác. Bà đã vay mượn tổng cộng hơn 700 triệu nhân dân tệ từ năm 2005-2007.
Vụ án của bà thu hút sự thông cảm từ dư luận Trung Quốc, vốn thường không phản đối án tử hình. Đặc biệt, có cảm giác chung trong dư luận là vì bà là người làm tư nhân, nên án của tòa nặng hơn so với nếu bà là một quan chức nhà nước.
Bà Ngô khởi nghiệp từ một tiệm làm đẹp quy mô gia đình rồi làm nên một đế chế cho thuê xe hơi, quần áo, bất động sản… Hurun, danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, đánh giá bà là người phụ nữ giàu thứ sáu ở nước này vào năm 2006.
Trong ba năm qua, các đơn kháng án đã đưa bà lên hết cấp bậc tư pháp ở Trung Quốc và vào tháng Tư vừa qua, Tòa án tối cao đã đảo ngược phán quyết án tử hình, yêu cầu tòa thượng thẩm Chiết Giang tuyên án lại.
Tòa thượng thẩm Chiết Giang nói sau đó rằng bản án mới là do sự thành khẩn khai báo của bà cũng như việc cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ một số quan chức tham nhũng khác.
Theo nhóm nhân quyền có trụ sở tại London Amnesty International (Ân xá quốc tế), mỗi năm Trung Quốc tuyên nhiều án tử hình hơn so với phần còn lại của thế giới, dù số người thực sự bị xử tử là một bí mật quốc gia.
Đầu năm nay, nhóm nhân quyền Mỹ Dui Hua thông báo Trung Quốc đã giảm một nửa số vụ xử tử từ năm 2007, khi Tòa án tối cao xem xét lại nhiều vụ tuyên án tử hình gây tranh cãi, nhưng vẫn tuyên khoảng 4.000 án tử hình mỗi năm./.
Trần Trọng (Vietnam+)