Sau khi Thượng viện Mỹ tiến hành bỏ phiếu với kết quả 79/16, theo đó cho phép tiến hành cuộc tranh luận kéo dài một tuần về vấn đề Trung Quốc "thao túng tiền tệ," Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc làm của Washington, đồng thời cảnh báo rằng "chiến tranh thương mại" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể nổ ra nếu Mỹ thông qua dự luật.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức của Chính phủ Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Mã Triều Húc cho rằng hành động của Mỹ "vi phạm nghiêm trọng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cản trở quan hệ thương mại song phương."
Trung Quốc yêu cầu các Thượng nghị sĩ Mỹ "sáng suốt trong hợp tác thương mại Trung-Mỹ, vốn dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, đồng thời chấm dứt việc gây sức ép đối với Trung Quốc bằng cách sử dụng các công cụ lập pháp của nước Mỹ."
Trên cơ sở đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục khẳng định lại quan điểm rằng chính phủ Trung Quốc sẽ từng bước cải cách chính sách tiền tệ của mình, tăng cường sự linh hoạt tỷ giá đồng nhân dân tệ. Về phần mình, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và Bộ Thương mại nước này cũng lên tiếng cáo buộc Washington đã chính trị hóa các vấn đề tiền tệ toàn cầu.
Quan điểm của phía Mỹ
Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng hành động Trung Quốc kìm giá đồng nhân dân tệ để tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu không công bằng đã ảnh hưởng xấu tới thị trường lao động Mỹ và việc Bắc Kinh nâng giá đồng nhân dân tệ lên các mức hợp lý hơn có thể giúp Mỹ thu hẹp đáng kể mức thâm hụt thương mại 250 tỷ USD mỗi năm với Trung Quốc.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid cho biết: "Tôi và nhiều Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cùng nhất trí rằng, việc Trung Quốc duy trì một đồng nhân dân tệ yếu đã tạo ra lợi thế quá lớn đối với nước này trên thị trường xuất khẩu."
Trên thực tế, kết quả bỏ phiếu vừa qua tại Thượng viện Mỹ cho thấy, khả năng cơ quan lập pháp này thông qua dự luật trừng phạt các quốc gia thao túng đồng nội tệ là rất lớn, song khả năng Hạ Viện Mỹ có thông qua hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong trường hợp lưỡng viện của Mỹ cùng thông qua dự luật thì Tổng thống Barack Obama sẽ đứng trước một quyết định khó khăn khi đặt bút ký để dự luật chính thức có hiệu lực, bởi lẽ dự luật này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại thực sự với Trung Quốc.
Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?
Bất chấp các quan điểm và cáo buộc từ hai phía, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là rủi ro thực sự lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, vốn vẫn đang chật vật phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng.
Ủy ban Khẩn cấp về Thương mại Mỹ cảnh báo, cho dù dự luật được lưỡng viện Mỹ ủng hộ thì nó cũng khó có thể được thông qua tại WTO và điều này sẽ mở đường cho những chính sách thương mại "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc nhằm vào Mỹ.
Không chỉ từ phía Mỹ, một số nhà phân tích còn cảnh báo, với tình hình cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang diễn biến rất phức tạp, Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng có thể theo gương Mỹ yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ hoặc gây sức ép đối với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá./.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức của Chính phủ Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Mã Triều Húc cho rằng hành động của Mỹ "vi phạm nghiêm trọng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cản trở quan hệ thương mại song phương."
Trung Quốc yêu cầu các Thượng nghị sĩ Mỹ "sáng suốt trong hợp tác thương mại Trung-Mỹ, vốn dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, đồng thời chấm dứt việc gây sức ép đối với Trung Quốc bằng cách sử dụng các công cụ lập pháp của nước Mỹ."
Trên cơ sở đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục khẳng định lại quan điểm rằng chính phủ Trung Quốc sẽ từng bước cải cách chính sách tiền tệ của mình, tăng cường sự linh hoạt tỷ giá đồng nhân dân tệ. Về phần mình, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và Bộ Thương mại nước này cũng lên tiếng cáo buộc Washington đã chính trị hóa các vấn đề tiền tệ toàn cầu.
Quan điểm của phía Mỹ
Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng hành động Trung Quốc kìm giá đồng nhân dân tệ để tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu không công bằng đã ảnh hưởng xấu tới thị trường lao động Mỹ và việc Bắc Kinh nâng giá đồng nhân dân tệ lên các mức hợp lý hơn có thể giúp Mỹ thu hẹp đáng kể mức thâm hụt thương mại 250 tỷ USD mỗi năm với Trung Quốc.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid cho biết: "Tôi và nhiều Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cùng nhất trí rằng, việc Trung Quốc duy trì một đồng nhân dân tệ yếu đã tạo ra lợi thế quá lớn đối với nước này trên thị trường xuất khẩu."
Trên thực tế, kết quả bỏ phiếu vừa qua tại Thượng viện Mỹ cho thấy, khả năng cơ quan lập pháp này thông qua dự luật trừng phạt các quốc gia thao túng đồng nội tệ là rất lớn, song khả năng Hạ Viện Mỹ có thông qua hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong trường hợp lưỡng viện của Mỹ cùng thông qua dự luật thì Tổng thống Barack Obama sẽ đứng trước một quyết định khó khăn khi đặt bút ký để dự luật chính thức có hiệu lực, bởi lẽ dự luật này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại thực sự với Trung Quốc.
Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?
Bất chấp các quan điểm và cáo buộc từ hai phía, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là rủi ro thực sự lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, vốn vẫn đang chật vật phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng.
Ủy ban Khẩn cấp về Thương mại Mỹ cảnh báo, cho dù dự luật được lưỡng viện Mỹ ủng hộ thì nó cũng khó có thể được thông qua tại WTO và điều này sẽ mở đường cho những chính sách thương mại "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc nhằm vào Mỹ.
Không chỉ từ phía Mỹ, một số nhà phân tích còn cảnh báo, với tình hình cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang diễn biến rất phức tạp, Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng có thể theo gương Mỹ yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ hoặc gây sức ép đối với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)