Trung Quốc sẽ tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu sang các nền kinh tế đang nổi lên vào năm tới khi đối mặt với "những thách thức nghiêm trọng" do sự suy thoái kinh tế ở châu Âu và Mỹ gây ra.
Phát biểu tại lễ công bố "sách trắng" ngoại thương nhân kỷ niệm 10 năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Wang Shouwen, Vụ trưởng Vụ ngoại thương Trung Quốc, nhận định năm tới Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu.
Để giảm nhẹ tác động bất lợi từ châu Âu và Mỹ đối với xuất khẩu - động lực chính thúc đẩy kinh tế tăng trưởng - Trung Quốc sẽ hướng mục tiêu sang các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Các quan chức Trung Quốc đã vẽ nên bức tranh ảm đạm cho hoạt động xuất khẩu khi cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone và sự phục hồi trì trệ của kinh tế Mỹ đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn đã hối thúc các doanh nghiệp cùng góp sức để đảm bảo cho xuất khẩu "tăng ổn định" trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của các nước tăng chậm lại.
Theo số liệu thống kê tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước lên 157,49 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn con số 169,7 tỷ USD của tháng Chín do khó khăn kinh tế ở châu Âu và Mỹ làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa "Made in China."
Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng 28,7% lên 140,46 tỷ USD, nhưng vẫn kém mức 155,2 tỷ USD của tháng Chín.
Các số liệu xuất nhập khẩu đưa ra sau khi Trung Quốc loan báo chỉ số hoạt động của ngành chế tạo sụt giảm lần đầu tiên trong 33 tháng qua vào tháng 10, càng làm gia tăng quan ngại cường quốc châu Á này đang đánh mất động lực tăng trưởng.
Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn cho biết, Chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, đẩy mạnh tiếp thị nhằm giúp họ có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Ông cũng kỳ vọng nếu cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone không vượt tầm kiểm soát, Trung Quốc sẽ đạt được "mức tăng trưởng đáng kể" trong ngoại thương./.
Phát biểu tại lễ công bố "sách trắng" ngoại thương nhân kỷ niệm 10 năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Wang Shouwen, Vụ trưởng Vụ ngoại thương Trung Quốc, nhận định năm tới Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu.
Để giảm nhẹ tác động bất lợi từ châu Âu và Mỹ đối với xuất khẩu - động lực chính thúc đẩy kinh tế tăng trưởng - Trung Quốc sẽ hướng mục tiêu sang các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Các quan chức Trung Quốc đã vẽ nên bức tranh ảm đạm cho hoạt động xuất khẩu khi cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone và sự phục hồi trì trệ của kinh tế Mỹ đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn đã hối thúc các doanh nghiệp cùng góp sức để đảm bảo cho xuất khẩu "tăng ổn định" trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của các nước tăng chậm lại.
Theo số liệu thống kê tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước lên 157,49 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn con số 169,7 tỷ USD của tháng Chín do khó khăn kinh tế ở châu Âu và Mỹ làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa "Made in China."
Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng 28,7% lên 140,46 tỷ USD, nhưng vẫn kém mức 155,2 tỷ USD của tháng Chín.
Các số liệu xuất nhập khẩu đưa ra sau khi Trung Quốc loan báo chỉ số hoạt động của ngành chế tạo sụt giảm lần đầu tiên trong 33 tháng qua vào tháng 10, càng làm gia tăng quan ngại cường quốc châu Á này đang đánh mất động lực tăng trưởng.
Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn cho biết, Chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, đẩy mạnh tiếp thị nhằm giúp họ có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Ông cũng kỳ vọng nếu cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone không vượt tầm kiểm soát, Trung Quốc sẽ đạt được "mức tăng trưởng đáng kể" trong ngoại thương./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)