Mạng tin China Daily (phiên bản dành cho các độc giả Bắc Mỹ) dẫn lời các chuyên gia lúa gạo Trung Quốc dự báo Chính phủ nước này sẽ giảm bớt các rào cản đối với hoạt động nhập khẩu gạo nhằm tăng lượng cung lương thực trong nước.
Chuyên gia cấp cao Ding Shengjun thuộc Học viện Quản lý Ngũ cốc Quốc gia nói tình hình thời tiết bất lợi và lũ lụt tại các vùng canh tác lúa chủ chốt như Hồ Nam, Giang Tây và Chiết Giang đang làm giảm sản lượng lúa gạo của Trung Quốc và khiến nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào hàng nhập khẩu.
Trong chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào đầu tháng này, Trung Quốc đã nhất trí nâng lượng gạo nhập khẩu từ Thái Lan trong vòng 5 năm tới lên 1 triệu tấn/năm.
Theo Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và các loại dầu Quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), sản lượng gạo của nước này trong năm nay sẽ giảm 0,7% so với năm ngoái xuống còn 202,8 triệu tấn. Điều này cho thấy sản lượng gạo của Trung Quốc đang có xu hướng giảm sau một thập kỷ tăng trưởng ổn định.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Ding Lixin thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Bắc Kinh cho rằng nguyên nhân khiến lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc đang tăng là do sự khác biệt về giá trong nước và quốc tế.
Theo nhà nghiên cứu này, Trung Quốc vẫn sẽ nhập khẩu nhiều gạo nếu giá gạo trong nước tiếp tục tăng trong thời gian từ nay tới Tết Nguyên đán 2014. Tuy nhiên, giá gạo ở Trung Quốc có thể sẽ chạm đỉnh do lượng gạo nhập khẩu tăng.
Theo tờ China Daily, cũng giống như các quốc gia châu Á khác, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo thông qua hình thức đảm bảo giá thu mua tối thiểu. Tuy nhiên, sau gần một thập kỷ, giá gạo trong nước đã tăng cao hơn so với mức giá của các nước khác trên thế giới.
Cùng với việc giá gạo tăng, theo CNGOIC, năng suất lúa gạo của nước này đã giảm 1,7% xuống còn 6,7 tấn/ha trong năm nay.
Mặt khác, ông Wen Tiejun, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc Đại học Renmin tại Bắc Kinh (Trung Quốc), nói: “Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đã chuyển đổi một số lượng lớn đất trồng lúa thành các cơ sở sản xuất và dự án nhà ở. Ở một mức độ nhất định, sự chuyển hóa này đang khiến trung tâm sản xuất lúa gạo của nước này chuyển dịch từ phía Nam lên phía Bắc.”
Bên cạnh đó, theo chuyên gia Wen, hệ thống kho bãi cũ cũng đang ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của hệ thống sản xuất lúa gạo.
Khu vực Đông Bắc nằm cách xa so với các tỉnh tiêu thụ lúa gạo chính tại Trung Quốc song hệ thống kho hàng dự trữ ở đây chưa đủ để giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, theo Đại học Nông nghiệp Đông Bắc, chi phí vận chuyển lúa gạo từ tỉnh Hắc Long Giang sang các thị trường Chiết Giang và Giang Tô chiếm tới 30% trong giá bán lẻ. Điều này tạo thêm áp lực đối với các công ty kho vận để đáp ứng nhu cầu về gạo trong các mùa cao điểm, đồng thời tạo cơ hội cho các công ty ở phía Nam nhập khẩu gạo từ các nước láng giềng như Campuchia, Myanmar và Việt Nam./.
Chuyên gia cấp cao Ding Shengjun thuộc Học viện Quản lý Ngũ cốc Quốc gia nói tình hình thời tiết bất lợi và lũ lụt tại các vùng canh tác lúa chủ chốt như Hồ Nam, Giang Tây và Chiết Giang đang làm giảm sản lượng lúa gạo của Trung Quốc và khiến nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào hàng nhập khẩu.
Trong chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào đầu tháng này, Trung Quốc đã nhất trí nâng lượng gạo nhập khẩu từ Thái Lan trong vòng 5 năm tới lên 1 triệu tấn/năm.
Theo Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và các loại dầu Quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), sản lượng gạo của nước này trong năm nay sẽ giảm 0,7% so với năm ngoái xuống còn 202,8 triệu tấn. Điều này cho thấy sản lượng gạo của Trung Quốc đang có xu hướng giảm sau một thập kỷ tăng trưởng ổn định.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Ding Lixin thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Bắc Kinh cho rằng nguyên nhân khiến lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc đang tăng là do sự khác biệt về giá trong nước và quốc tế.
Theo nhà nghiên cứu này, Trung Quốc vẫn sẽ nhập khẩu nhiều gạo nếu giá gạo trong nước tiếp tục tăng trong thời gian từ nay tới Tết Nguyên đán 2014. Tuy nhiên, giá gạo ở Trung Quốc có thể sẽ chạm đỉnh do lượng gạo nhập khẩu tăng.
Theo tờ China Daily, cũng giống như các quốc gia châu Á khác, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo thông qua hình thức đảm bảo giá thu mua tối thiểu. Tuy nhiên, sau gần một thập kỷ, giá gạo trong nước đã tăng cao hơn so với mức giá của các nước khác trên thế giới.
Cùng với việc giá gạo tăng, theo CNGOIC, năng suất lúa gạo của nước này đã giảm 1,7% xuống còn 6,7 tấn/ha trong năm nay.
Mặt khác, ông Wen Tiejun, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc Đại học Renmin tại Bắc Kinh (Trung Quốc), nói: “Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đã chuyển đổi một số lượng lớn đất trồng lúa thành các cơ sở sản xuất và dự án nhà ở. Ở một mức độ nhất định, sự chuyển hóa này đang khiến trung tâm sản xuất lúa gạo của nước này chuyển dịch từ phía Nam lên phía Bắc.”
Bên cạnh đó, theo chuyên gia Wen, hệ thống kho bãi cũ cũng đang ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của hệ thống sản xuất lúa gạo.
Khu vực Đông Bắc nằm cách xa so với các tỉnh tiêu thụ lúa gạo chính tại Trung Quốc song hệ thống kho hàng dự trữ ở đây chưa đủ để giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, theo Đại học Nông nghiệp Đông Bắc, chi phí vận chuyển lúa gạo từ tỉnh Hắc Long Giang sang các thị trường Chiết Giang và Giang Tô chiếm tới 30% trong giá bán lẻ. Điều này tạo thêm áp lực đối với các công ty kho vận để đáp ứng nhu cầu về gạo trong các mùa cao điểm, đồng thời tạo cơ hội cho các công ty ở phía Nam nhập khẩu gạo từ các nước láng giềng như Campuchia, Myanmar và Việt Nam./.
Linh Đào (TTXVN)